Tại sao trong 2 ngày đầu khó nhận biết bệnh sốt xuất huyết?

Trong 2 ngày đầu, bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Nếu xét nghiệm lúc này, các chỉ số đều đều bình thường. Nếu xung quanh có người bị sốt xuất huyết, hãy nghĩ đến khả năng mình cũng bị.

Tại sao trong 2 ngày đầu khó nhận biết bệnh sốt xuất huyết? - 1

Ảnh minh hoạ.

Theo PGS.TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương,vi rút được truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dịch thường xảy ra vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10,11 (vào mùa mưa).

Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn tới sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu thứ phát sau sốc kéo dài, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí đúng, kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Do triệu chứng nổi bật hay gặp nhất của bệnh là sốt, xuất huyết và bệnh do vi rút Dengue gây ra, chính vì vậy bệnh có tên là sốt xuất huyết Dengue. Sở dĩ có thêm chữ Dengue trong tên bệnh là để phân biệt với các bệnh sốt xuất huyết do các tác nhân khác. Tuy nhiên, trong nhân dân, bệnh thường được gọi với tên ngắn gọn là bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau, tuy nhiên rất hiếm khi mắc bệnh lại lần thứ 4.

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút Dengue đều có thể bị nhiễm vi rút Dengue và mắc bệnh. Tuy nhiên, ở vùng bệnh lưu hành nặng như miền Nam và nam Trung bộ nước ta tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em dưới 15 tuổi thường cao hơn. Còn ở các vùng khác khả năng mắc bệnh của trẻ em và người lớn là như nhau.

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Thông thường sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt. Chẩn đoán sớm không dựa vào các xét nghiệm, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân. Các bạn cần lưu ý hai yếu tố:

Tại sao trong 2 ngày đầu khó nhận biết bệnh sốt xuất huyết? - 2

Hình ảnh xuất huyết trên da của bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Ảnh kienthuc

- Yếu tố dịch tễ (tức là trong gia đình hoặc hàng xóm có người bệnh sốt xuất huyết). Nếu người bệnh có sốt trong thời điểm hiện nay thì nghĩ nhiều đến khả năng bị sốt xuất huyết.

- Yếu tố lâm sàng (triệu chứng của bệnh nhân): Lưu ý 3 ngày đầu tiên.

Ngày thứ 1: Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.

Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ. Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.

Ngày thứ 3: Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói.

Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán sốt xuất huyết chính xác đến trên 90%. Test nhanh sốt xuất huyết có thể làm trong ngày này.

Sang ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất

Như vậy để chẩn đoán sớm sốt xuất huyết là trong 3 ngày đầu tiên chúng ta lưu ý kỹ về các triệu chứng của người bệnh. Đặc biệt phải nhớ ngày khởi phát sốt của người bệnh, các dấu hiệu của bệnh để báo bác sĩ và tập trung những người bệnh có dấu hiệu đã kể ở trên để sớm nhận ra bệnh sốt xuất huyết.

Hãy đưa người bệnh đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời thì điều trị sốt xuất huyết sẽ đạt kết quả tốt nhất.

'Muỗi quý tộc' tấn công trên 6.500 dân TP.HCM

Ngày 19-5, báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy tổng cộng 6.572 dân TP.HCM bị muỗi vằn (còn gọi là “muỗi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet)
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN