Số ca mắc COVID-19 của Bình Dương tăng cao, có "bất thường"?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Vì sao số ca nhiễm COVID-19 của Bình Dương tăng nhanh trong những ngày gần đây? Có điều gì "bất thường"? PV Báo SK&ĐS đã phỏng vấn TS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương.

PV: Những ngày gần đây số ca nhiễm COVID-19 của Bình Dương tăng liên tục và chưa có dấu hiệu giảm, ông giải thích cho người dân về tình hình này như thế nào?

TS Nguyễn Hồng Chương: Số ca mắc mới của Bình Dương tăng nhanh trong thời gian qua là tỉnh đã tăng tốc trong việc xét nghiệm diện rộng trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương

Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương

Nhiệm vụ xuyên suốt là bóc tách càng nhanh, càng tốt F0 ra khỏi cộng đồng. Từ ngày 2/8/2021, Bình Dương tiến hành lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2. 

Kết quả, các địa phương lấy mẫu test nhanh và RT- PCR cho 257.002 người, có 8.054 trường hợp dương tính. 

Việc xét nghiệm diện rộng nhằm mục đích phát hiện sớm, đưa đi điều trị sớm những ca có triệu chứng để được điều trị kịp thời. 

Những người nhiễm không có triệu chứng nếu đủ điều kiện sẽ được cách ly y tế tại nhà. Những người không đủ điều kiện sẽ đưa vào các bệnh viện dã chiến để được chăm sóc y tế.

Số ca mắc của địa phương tăng, điều đó cho thấy Bình Dương đã đánh giá được đúng nguy cơ, rà soát đúng các đối tượng, không để sót, lọt người nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. 

Số ca nhiễm tăng cao là do Bình Dương thực hiện xét nghiệm diện rộng nhằm bóc, tách F0 ra khỏi cộng đồng

Số ca nhiễm tăng cao là do Bình Dương thực hiện xét nghiệm diện rộng nhằm bóc, tách F0 ra khỏi cộng đồng

Theo đó, các biện pháp chống dịch đã được tỉnh tăng cường, quyết liệt, hiệu quả hơn. Nếu tỉnh tăng cường các biện pháp chống dịch mà không rà soát được ca bệnh như đã thực hiện thì coi như tỉnh đang thất bại.

Chúng tôi, kiên trì thực hiện chiến lược xét nghiệm nhằm giúp tỉnh "vét" sạch người nhiễm ra khỏi cộng đồng, tiến tới thu hẹp "vùng đỏ", xanh hóa "vùng vàng" và tiếp tục mở rộng, bảo vệ "vùng xanh" an toàn. 

Hiện nay, bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19 nên ý thức người dân trong thực hiện 5K và các biện pháp phòng chống dịch là đặc biệt quan trọng. 

Khi người dân có các biểu hiện như sốt, ho, khó thở… cần phải khai báo ngay cho cán bộ y tế để được giám sát, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời.  

Người dân hãy yên tâm vào sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hệ thống chính trị Bình Dương trong công tác phòng chống dịch. 

Tuân thủ triệt để các quy định phòng chống dịch, không được ra khỏi nhà khi không cần thiết.

Nếu người dân gặp bất kỳ khó khăn gì hãy điện thoại đến các đường dây nóng của các huyện, thành phố và tổng đài 1022 để được hỗ trợ tốt nhất.

Các thành phố, thị xã, huyện của Bình Dương cần chủ động chuẩn bị phương án ứng phó với tình hình dịch bệnh và áp dụng biện pháp phòng, chống dịch ở "mức cao hơn" và không được "chậm hơn" khi xử lý tình huống.

Đồng thời, khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để giảm mạnh "vùng đỏ", "xanh hóa" địa bàn, xây dựng và bảo vệ "vùng xanh", sớm đưa các địa phương về trạng thái "bình thường mới bền vững"

PV: Số ca nhiễm tăng, đồng nghĩa với số ca bệnh nặng và nguy kịch tiếp tục tăng. Nguy cơ quá tải giường bệnh ở 3 tầng điều trị có thể đến, Bình Dương sẽ phải đối mặt ra sao? 

TS Nguyễn Hồng Chương: Ngành y tế Bình Dương với sự chi viện mạnh mẽ của Bộ Y tế, của các địa phương bạn trong cả nước đã và đang tập trung mọi lực lượng tốt nhất, nhân lực tốt nhất, TTBYT…tốt nhất để điều trị người bệnh. Chúng tôi đã, đang nỗ lực tối đa để giảm các ca tử vong.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội được Bộ Y tế cử vào Bình Dương đã tham mưu giúp y tế phân tầng điều trị theo đúng mô hình của Bộ Y tế, ngày đêm sát cánh cùng chúng tôi trong chống dịch.

PGS. TS. BS Nguyễn Lân Hiếu (áo trắng) Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội cùng các lực lượng tăng cường của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và nhiều địa phương bạn đã về hỗ trợ, giúp Bình Dương chống dịch

PGS. TS. BS Nguyễn Lân Hiếu (áo trắng) Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội cùng các lực lượng tăng cường của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và nhiều địa phương bạn đã về hỗ trợ, giúp Bình Dương chống dịch

Để kịp thời điều trị, cứu chữa cho người dân mắc COVID-19, thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương thần tốc trưng dụng, sửa chữa các công trình trên địa bàn làm các bệnh viện, cơ sở điều trị COVID-19 dã chiến.

Đến giữa tháng 8-2021, số giường bệnh tại các bệnh viện dã chiến và các cơ sở điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được lấp đầy theo mô hình điều trị "tháp 3 tầng" mà Bộ Y tế khuyến cáo. 

Tình trạng bệnh nhân chuyển biến nặng và tử vong do mắc COVID-19 trên địa bàn Bình Dương cơ bản được kiểm soát, khống chế ở mức thấp và được các chuyên gia dự đoán sẽ giảm mạnh trong thời gian tới khi tỉnh khoanh vùng thu hẹp vùng dịch và dập dịch thành công tại các địa bàn nguy cơ cao.

Kiên trì thực hiện chiến lược xét nghiệm nhằm giúp tỉnh "vét" sạch người nhiễm ra khỏi cộng đồng, tiến tới thu hẹp "vùng đỏ", xanh hóa "vùng vàng" và tiếp tục mở rộng, bảo vệ "vùng xanh" an toàn.

Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương

Tính đến ngày 16/8/2021, Bình Dương đã công bố khỏi bệnh cho gần 11.000 người. Đây là nỗ lực rất lớn của các thầy thuốc Bình Dương nói riêng và sự chi viện của Bộ Y tế và các tỉnh bạn. Chúng tôi rất biết ơn về điều này.

Hiện nay, tại tầng 1 (bệnh viện dã chiến) thu dung bệnh nhân nhẹ, có triệu chứng chúng tôi đang điều trị cho 4741 bệnh nhân.

Bệnh viện dã chiến tầng 2 và tầng 3 đang điều trị cho 6.581 bệnh nhân, ngoài ra còn 16.976 trường hợp nhiễm không triệu chứng hoặc nghi ngờ nhiễm đang được cách ly tại các khu điều trị tạm thời.

Trong trường hợp khẩn cấp, Bình Dương đã có kế hoạch đưa số giường điều trị lên trên 30.000, đủ sức đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh trong tỉnh, tất nhiên khi đó nhân lực ngành  y tế sẽ phải cần sự chi viện tiếp từ Bộ Y tế và cả nước. 

Chúng ta không mong muốn điều đó xảy ra, nhưng trong kế hoạch của tỉnh đều đòi hỏi sự chuẩn bị cao hơn.

PV: Tỉnh Bình Dương đã đón nhận bao nhiêu lực lượng chi viện từ Bộ Y tế và các địa phương bạn?

TS Nguyễn Hồng Chương: Thống kê cho thấy, đã có 1.892 nhân viên y tế tăng cường đến Bình Dương. Trong đó có khoảng 800 thầy thuốc trực tiếp tham gia công tác điều trị, như bệnh viện dã chiến, các khu điều trị tạm thời...

Thời gian tới, Bình Dương rất mong tiếp tục nhận được sự chi viện của Bộ Y tế và các địa phương bạn.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: [Link nguồn]

Tâm sự của thầy thuốc ở Khu hồi sức tích cực COVID-19 BVĐK Bình Dương

19 thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Huế thuộc các chuyên ngành như gây mê hồi sức, hồi sức tích cực, nội, kiểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Văn ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN