Nụ hôn dưới lăng kính y học

Khi hôn, đôi bạn tình trao đổi trung bình 40.000 ký sinh trùng, 250 loại vi khuẩn và nhịp tim có thể tăng gấp đôi.

Nụ hôn lên má huy động đến 12 loại cơ ở mặt trong khi nụ hôn của tình yêu phải huy động đên 34 cơ mặt. Một số người bị dị ứng khi hôn: có người bị phù nề ở môi, bị nổi ban hay mẩn ngứa… Nguyên nhân là do trong nước bọt có loại thức ăn hay thuốc là tác nhân gây dị ứng. Theo một số các nhà nghiên cứu Đại học California (Mỹ), những phản ứng đó nhiều hơn người ta nghĩ, có thể xuất hiện sau vài giây cho đến sau 6 giờ đồng hồ với những nụ hôn sâu kiểu Pháp hay thậm chí sau một nụ hôn trên cổ.

Nụ hôn có lợi cho sức khỏe

Nụ hôn say đắm đem lại cảm giác dễ chịu, ngọt ngào và cả thư giãn, vì thế nó đem lại lợi ích cho sức khỏe: tăng khả năng kháng bệnh của hệ miễn dịch, tăng bài tiết nước bọt giúp làm sạch vi khuẩn, một phát hiện thú vị hơn nữa là nụ hôn kiểu Pháp (sâu và đắm đuối) giúp cho gương mặt trẻ hơn, rạng rỡ hơn vì não tiết ra hormone oxytocine đem lại cảm giác dễ chịu, gắn bó với nhau hơn.

Nụ hôn dưới lăng kính y học - 1

Nụ hôn có lợi cho sức khỏe

Theo tiến sĩ Bryan Stamlord (Trung tâm Sức khỏe Đại học Louisville), hôn nhau còn giúp giảm cân. Một nụ hôn nồng cháy có thể đốt cháy 3 kcalo/ phút, kích hoạt quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng gấp đôi vì thế nhiều người tưởng rằng nhịp tim tăng nhanh khi hôn nhau tương tự như khi tập thể dục hay đi bộ nhanh. Hôn giữa những người yêu nhau cũng là một biểu hiện của tình dục, là cách tốt để kiểm soát stress.

Cũng có thể lây truyền bệnh

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTTD) lan tràn là do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai cơ quan sinh dục nam nữ (hoặc giữa những người tình dục đồng giới), từ đó có sự trao đổi các chất xuất tiết như tinh dịch, dịch âm đạo, máu hoặc dịch của mô viêm. Hôn nhau là hành vi ít có nguy cơ lây nhiễm, nhưng vẫn có thể làm lây truyền virus của một số bệnh như bệnh mịn giộp sinh dục, bệnh loét sùi do cytomegalovirus và viêm gan B. Viêm gan B do virus vẫn chưa có thuốc chữa trị có hiệu quả, mới chỉ có vaccine tiêm phòng.

Một bệnh khác do virus Epstein-Bar, thuộc họ Herpes viridae gây ra, lây truyền chủ yếu theo đường nước bọt do đó còn có tên là bệnh của nụ hôn nhưng cũng còn do ho, hắt hơi, hiếm khi do đường máu. Bệnh không hiếm gặp và thường làm suy nhược cơ thể (kéo dài nhiều ít còn tùy thuộc vào tuổi), chỉ mắc một lần vì sau khi tiếp xúc với virus cơ thể sản xuất ra kháng thể để bảo vệ. Tuy nhiên cần nhớ rằng những kháng thể này khoogn bảo vệ được bạn khỏi những bệnh khác cũng lây nhiễm theo đường nước bọt như viêm gan vi rút B… Tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp ở tuổi vị thành niên (dưới dạng đơn độc hay thành những dịch nhỏ) hoặc ở người trẻ. Khi nhỏ tuổi, nhiều khi không nhận thấy biểu hiện bệnh do đó hơn 80% dân số có kháng thể chống bệnh mà không biết đã từng nhiễm virus. Nhiều bệnh LTTD không thể hiện rõ triệu chứng hoặc thậm chí “yên lặng” và nhiều khi các triệu chứng đi qua nhưng vi rút vẫn tồn tại trong cơ thể.

Tại sao nụ hôn cũng già đi và không còn say đắm? Nhiều cặp vợ chồng phàn nàn đã mất đi cái hôn say đắm thuở nào…

Để có một lời giải thích khoa học thì cũng phải vận dụng lý thuyết của S. Freud (1856 - 1939) – nhà sáng lập ra khoa phân tâm học – về bản năng tính dục, một khám phá mà Freud cho là cơ sở của đời sống sinh – tâm lý, thậm chí đời sống tinh thần.

Tình yêu về căn bản là một hiện tượng tính dục – một xung lực nội tại của con người muốn có khoái cảm (được hình thành rất sớm và biến động suốt đời), muốn thỏa mãn những nhu cầu sinh lý rất phong phú (nhu cầu bản thể và tinh thần) như đói muốn ăn, khát muốn uống, nhớ nhung muốn gặp gỡ…

Trong điều kiện thông thường và khi con người đã bước vào tuổi trưởng thành thì nhu cầu mạnh mẽ nhất và cũng đem lại khoái cảm nhất là nhu cầu quan hệ nam nữ (hai cá nhân thuộc giới tính khác nhau dùng cơ quan sinh dục để tiếp xúc với nhau), còn những hành vi khác như hôn, nhìn ngắm, sờ mó thân thể bạn tình chỉ được xem là những biểu hiện phụ, những hành vi của khúc dạo đầu. Chỉ đến tuổi dậy thì, bản năng tính dục mới thực sự bùng nổ - khi cơ thể đã tơi độ chín, khi đó nam và nữ đều có dung mạo riêng cho sự phát triển thể chất và tâm lý và trở thành cấu trúc sinh học cơ bản cho những đáp ứng tính dục cũng như để phục vụ cho chức năng sinh sản.

Chính ở giai đoạn thanh xuân của cuộc đời này, tình yêu nam nữ nảy nở và những xúc cảm và ham muốn tình dục trở nên sôi nổi nhất – khi đôi bạn tình trao đổi với nhau những cử chỉ quý mến thường chỉ có khi hai người yêu nhau (xiết tay, ôm, hôn, vuốt ve…), đem lại cảm giác dễ chịu, gây ra những biến đổi sinh lý ở cả hai người, đôi khi sự hứng khởi mạnh mẽ đến mức họ sẵn sàng tiến đến hành vi giao hợp.

Cái hôn ở thời điểm này say đắm, khó quên, vì nó diễn ra trong bối cảnh của những tiến trình sinh lý hừng hực nhất, trong trạng thái tâm lý dào dạt nhất của mối tình đầu.Nhưng rồi khoái cảm của khúc dạo đầu không thể thay thế cảm giác thỏa mãn do quan hệ tình dục đem lại, mà chỉ là một trải nghiệm ngọt ngào, nhạt dần theo thời gian, nhất là khi đã thành vợ chồng.

Cơ sở sinh học của cái hôn đã “hết lửa” là ở chỗ quyền lực của nó đã bị một quyền lực khác hiệu quả hơn (tức đem lại khoái cảm nhiều hơn) lấn át và có nguy cơ đến một lúc nào đó bị phế truất hoàn toàn, hay chỉ còn là một nghi thức. Hiện tượng tự kích dục ở vị thành niên cũng vậy, thường chấm dứt sau khi đã kết hôn là một minh chứng khác cho tháy có sự thay thế khoái cảm ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, cũng như đời sống tình dục của con người biến đổi theo tuổi tác, theo hoàn cảnh sống và sức khỏe.

Đó là diễn biến bình thường và thường được chấp nhận trong cuộc sống vợ chồng. Hôn nhân mới chỉ là sự khởi đầu của một tình yêu đặc biệt: tình vợ chồng – nó đòi hỏi những nỗ lực không ngừng của cả hai phía vì cuộc sống chung luôn phát triển, luôn phải vượt qua những thách thức bất ngờ qua nhiều chặng đường: tình yêu sôi nổi nhưng non trẻ và nhiều suy nghĩ mơ mộng – đối diện với những vấn đề thực tế của cuộc sống gia đình và phải thiết lập một lối sống chung có trách nhiệm, tìm sự hòa hợp về tình dục – khi xuất hiện những khác biệt và những cố gắng điều chỉnh, thích nghi để duy trì một tình yêu có nguy cơ chao đảo.

Vậy nụ hôn làm sao có thể tồn tại độc lập và giữ mãi được sự nồng nàn, say đắm trước bao biến đổi sinh lý – tâm lý ở mỗi người cũng như trong cuộc sống chung của hai người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo BS. Đào Xuân Dũng (Tri thức trẻ)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN