Ngăn chặn tái phát viêm đường hô hấp
Miền Bắc đang bước vào thời điểm giao mùa. Trong khi đó nhiệt độ chuyển lạnh đột ngột giữa ban đêm và ban ngày ở khu vực miền Nam đều dễ làm cho trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn thông thường.
Nhiều trẻ nhập viện vì những biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra như: viêm tai giữa,viêm phế quản, viêm phổi,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ rất phong phú và đa dạng với các dấu hiệu thường sắp xếp như sau: ho là dấu hiệu thường gặp nhất ( 83,7%), sau đó là các dấu hiệu sốt (78%), chảy nước mũi (60,8%), viêm họng (65,3%), thở khò khè ( 43,9%), nhịp thở nhanh (38,5%), rối loạn tiêu hóa (36,4%), thở rít ( 15,5%), co rút lồng ngực (12,4%), cánh mũi phập phùng (12,1%), và tái tím (3,2%).
Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
Theo các chuyên gia, nguyên nhân nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ phần lớn là do vi rút chiếm 70 - 80%. Vi rút gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng xâm nhập vào tế bào niêm mạc nhân bản để phá hủy tế bào và lây sang tế bào bên cạnh.
Cơ thể sẽ kháng cự với các tế bào IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả virut từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều biến chứng khác.
Đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi thường bị tái phát viêm đường hô hấp do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng nội sinh kém, không đủ sức chống đỡ với các mầm bệnh bên ngoài. Tăng cường sức đề kháng nội sinh chính là chìa khóa để giúp trẻ chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời bằng chính sức đề kháng nội sinh từ bên trong cơ thể trẻ.
Phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay
Theo sơ đồ dưới đây ta thấy việc nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ có thể từ vi khuẩn, virus gây bệnh trong không khí hoặc môi trường xung quanh, hoặc lây từ người bệnh. Và theo một thói quen hiện nay chúng ta thường cho trẻ sử dụng kháng sinh hoặc các chế phẩm dạng khác của kháng sinh.
Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhưng việc lạm dụng kháng sinh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Nhưng bên cạnh mặt tích cực thì thuốc kháng sinh lại tiêu diệt hệ vi khuẩn có ích trong hệ đường ruột, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trẻ dùng kháng sinh thường xuyên sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, từ đó việc chữa trị bệnh ngày càng khó khăn.
Do sức đề kháng nội sinh yếu, khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, trẻ bị tái ốm rất nhanh và lại phải dùng kháng sinh. Khi liên tục phải dùng nhiều đợt kháng sinh, cơ thể non nớt của trẻ sẽ phải đối diện với 2 vấn đề:
Một, dùng kháng sinh thường xuyên sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, từ đó việc chữa trị bệnh ngày càng khó khăn.
Hai, dùng quá nhiều kháng sinh sẽ gây tác dụng phụ. Dễ gặp nhất là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: nôn, trớ, đau bụng, đi ngoài sống phân hoặc tiêu chảy, táo bón. Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương và thiếu khả năng sản sinh niêm mạc ruột, không hấp thu được dưỡng chất, mất cảm giác thèm ăn dẫn đến biếng ăn.
Do mỗi lần ốm lại phải dùng kháng sinh nên trẻ bị bội nhiễm, bệnh đường hô hấp trở thành mãn tính khiến sức khỏe của trẻ ngày càng giảm sút và vòng tròn bệnh lý: ốm - biếng ăn - chậm lớn - suy dinh dưỡng - ốm... liên tục tái diễn khiến các bậc phụ huynh rơi vào bế tắc.