Khi bị ung thư, ăn uống như thế nào cho đúng cách?

Sự kiện: Ung thư

Nhiều bệnh nhân bị ung thư sau khi chẩn đoán bệnh chính xác họ đã bắt đầu lên kế hoạch ăn kiêng, ăn theo thực đơn “nhịn đói để ung thư đói” và kết quả bệnh nhân chết vì thiếu dinh dưỡng trước.

Khi bị ung thư, ăn uống như thế nào cho đúng cách? - 1

Bị ung thư ăn kiêng như thế nào? Ảnh minh họa

Suy kiệt vì gạo lức, muối mè 

Tại Bệnh viện K trung ương các bác sĩ gặp nhiều bệnh nhân chẩn đoán ung thư và chỉ sau 1 thời gian ngắn họ xin về nhà ‘suy nghĩ” để điều trị thì họ đến viện trong tình trạng suy kiệt nặng, khối u di căn tùm lum chỉ vì muốn ăn kiêng và ngồi thiền.

Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện K Trung ương từng cấp cứu cho 1 cô giáo dạy cấp 3 ở Nghệ An bị ung thư vú. Khi bác sĩ chẩn đoán ung thư vú thay vì vào bệnh viện điều trị để có kết quả tốt nhất. Cô giáo trẻ này chạy đi tìm các cách điều trị ung thư mới đó là ăn kiêng và ngồi thiền.

Cả gia đình khuyên không được, cô giáo bỏ vào miền Nam để ăn gạo lức, muối mè và ngồi thiền, được vài tháng bệnh nhân bị suy kiệt, khối u ung thư từ vú di căn phổi, di căn xương và bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy kiệt nặng, suy hô hấp phải thở máy.

Lúc này, bác sĩ có muốn cứu bệnh nhân cũng khó bởi vì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn cuối, di căn kèm theo bệnh nhân bị suy dinh dưỡng do ăn kiêng.

Trên câu lạc bộ bệnh nhân ung thư, nhiều người đã lên tiếng hỏi về việc bị ung thư cần ăn kiêng những gì và không ít người đã chia sẻ kinh nghiệm ăn kiêng khem của mình. Các kinh nghiệm này đều ít nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh.

Theo TS Phạm Thị Việt Hương – Bệnh viện K trung ương hàng ngày chị gặp rất nhiều bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ về việc họ phải ăn kiêng như thế nào khi bị ung thư.

Theo TS Hương trên thực tế, nhiều bệnh nhân đã kiêng quá nhiều, quá mức, người nhà bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều, quá mức dẫn tới làm cho chế độ ăn của bệnh nhân thiếu chất, căng thẳng, mất nhiều công sức chuẩn bị và lo lắng về bữa ăn. Kiêng kỵ trong ăn uống là nội dung quan trọng trong việc cứu chữa cho người bị bệnh ung thư.

Vậy nên kiêng hay không kiêng?

Theo TS. Hương, người bệnh ung thư nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Cần phải hiểu về những món, những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Đừng biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.

Ăn kiêng như thế nào?

Theo TS Hương, khi bị ung thư, người bệnh tuỳ từng món mà kiêng ví dụ như các thực phẩm chế biến sẵn như thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v.... đều không nên ăn. Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng. Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp: hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.

Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông. Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...

Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.

Ngoài ra, tuỳ từng người mới kiêng, ví dụ căn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Người có hư, thực, hàn, nhiệt khác nhau, các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Trong tây y cũng vậy, người bệnh bị ung thư nhưng kèm thêm một bệnh nào đó nữa thì phải ăn kiêng. 

Người bệnh ung thư có bệnh lý khác kèm theo thì phải ăn kiêng. Ví dụ: kèm loét dạ dày hành tá tràng thì kiêng chua, cay, nóng, kiêng ăn quá no hoặc đói, kiêng ăn đồ cứng, đồ lâu tiêu. Kèm bệnh cao huyết áp ần kiêng mặn. Kèm bệnh tiểu đường thì kiêng đường, hạn chế glucid. Kèm bệnh suy thận thì kiêng thức ăn nhiều muối, kiêng đạm động cao, kiêng mỡ động vật, kiêng những hoa quả nhiều kali như nho, chuối…Kèm suy gan thì nên kiêng đạm động vật, đồ chiên rán, món ăn nhiều mỡ.Ngoài ra, theo bác sĩ Hương tùy các bệnh ung thư khác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó, việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định. Bệnh nhân nên được tư vấn của bác sĩ 

Cuối cùng tuỳ vào thời điểm để kiêng. Khi bị bệnh ung thư, cần căn cứ vào các thời kỳ khác nhau của bệnh mà chọn những thức ăn khác nhau và kiêng kỵ khác nhau. Ví dụ khi điều trị bằng phóng xạ và điều trị bằng hóa chất, thường xuất hiện phản ứng giảm bạch cầu, lúc đó cần ăn nấm, ăn lươn, ba ba, long nhãn; nếu xuất hiện miệng và lưỡi bị khô táo thì ăn mật ong, hải sâm, hạnh nhân, sau khi công năng toàn thân giảm sút, đường tiêu hóa càng bị ảnh hưởng rõ rệt, nên cần kiêng thuốc lá, rượu, các thức ăn cay, béo (ớt, thịt mỡ); sau khi điều trị bằng phóng xạ, càng kiêng ăn các thức có tính nhiệt hại đến âm (như thịt dê, thịt chó, v.v...). Còn bệnh ung thư sau khi mổ, người bệnh cần bồi bổ bằng các thức thuần khiết, gọi là thanh bổ và các thức bình hòa, kiêng ăn ngậy béo, dầu mỡ, vị đậm, hải sản tanh và các thứ cay, nóng.

Nếp cẩm - siêu thực phẩm phòng bệnh ung thư

Theo kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ), chất chống oxi hóa màu đen trong nếp cẩm giúp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khánh Ngọc (Infonet)
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN