Hậu quả khó lường khi ăn quá nhiều thịt

Hiện nay, ăn nhiều thịt là một vấn đề phổ biến trong xã hội, nó khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim, bệnh gan, bệnh thận, tiểu đường, béo phì và ung thư...

Các nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn quá nhiều thịt khả năng phát triển ung thư tăng so với những người khác. Thịt cũng chứa rất nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể dẫn đến bệnh tim...

Bệnh tim

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; nồng độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy...

Hậu quả khó lường khi ăn quá nhiều thịt - 1

Ăn nhiều thịt tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Bệnh gan

Gan có chức năng tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật sẽ làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.

Bệnh thận

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, ănnhiều thịt thì việc bài tiết các hợp chất nitơ độc của thận tăng gấp 3 lần so với những người ăn chay, dẫn đến tổn thương thận và thậm chí góp phần suy thận trong một số trường hợp. Mức protein cao làm cơ thể bạn bài tiết canxi nhiều hơn, mà có thể đóng góp đến chứng loãng xương.

Bệnh tiểu đường

Ăn quá nhiều thịt sẽ làm tăng làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường týp II. Để tránh bệnh tiểu đường, bạn nên thực hiện chế độ ăn chay để giảm lượng đường trong máu và nồng độ axít béo.

Béo phì

Chế độ ăn quá dư thừa năng lượng calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... khiến cho bạn béo phì, lười vận động, từ đó dẫn tới các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.

Hậu quả khó lường khi ăn quá nhiều thịt - 1

Bệnh gout

Bệnh gout là nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn quá nhiều đạm. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gout. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

Bệnh ung thư

Cuộc sống hiện đại, không có thời gian, nhiều người có thói quen sử dụng thịt chế biến sẵn. Tuy nhiên, trong thịt chế biến sẵn thường có chứa chất bảo quản và chứa nhiều nitrat dễ gây ung thư khi bị đun nóng ở nhiệt cao trong quá trình nấu nướng.

Tất cả các loại  thịt có thể hình thành các amin heterocylic gây ung thư trong quá trình nấu ăn ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, thịt cũng có thể chứa hàm lượng cao chất kích thích có thể gây ra các vấn đề về sinh sản và gây dậy thì sớm ở trẻ em. Mức protein cao làm cơ thể bạn bài tiết canxi nhiều hơn, dẫn đến chứng loãng xương.

Một chế độ ăn nhiều thịt khiến bạn dễ mắc các bệnh trên. Để đảm bảo sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng chất dinh dưỡng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất.

Hậu quả khó lường khi ăn quá nhiều thịt - 3

Ăn nhiều thịt tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)

Giảm lượng thịt trong bữa ăn hàng ngày

Nếu bạn ăn thịt nhiều hơn nhu cầu của cơ thể, bạn hãy xem xét và giảm lượng thịt tiêu thụ hàng ngày. Đặc biệt, ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư cao. Do đó, bạn có thể ăn thịt gia cầm, thịt lợn để giảm nguy cơ mắc bệnh. Giảm lượng thịt trong mỗi bữa ăn, kiềm chế cơn thèm thịt để đảm bảo sức khỏe của bạn khỏi các nguy cơ mắc bệnh.

Nếu bạn ăn quá nhiều thịt, bạn có thể thay thế một số lượng thịt trong chế độ ăn của bạn với các thực phẩm giàu protein từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa có chứa protein. Các loại hạt, hạt, trứng và các loại thực phẩm đậu nành là những lựa chọn tốt cho sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, cá và hải sản có thể thay thế cho các loại thịt, bởi vì cá và hải sản chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol, chế độ ăn cá và hải sản là một biện pháp thay thế an toàn cho một bữa  ăn nhiều thịt.

Yếu tố chính giúp thúc đẩy trao đổi chất, đốt chất béo, hình thành cơ chính là protein. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn cầng cung cấp tối thiểu 1,5 g protein cho mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên chọn nguồn protein trong các loại thịt nạc. Bạn có thể cung cấp protein từ thực phẩm không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol để luôn có sức khỏe tốt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Minh (Vn.Media)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN