Hà Nội: Số ca mắc tay chân miệng tăng gấp 4 lần

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 721 ca mắc bệnh tay chân miệng (tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 20-6 cho biết, trong tuần qua (từ ngày 13 đến 19-6), trên địa bàn thành phố ghi nhận 135 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.

Như vậy, tính từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 721 ca mắc bệnh tay chân miệng (tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021), nhưng chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Theo khuyến cáo của CDC Hà Nội, khi phát hiện trẻ mắc tay chân miệng, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng, không nên tìm hiểu thông tin trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh nặng thêm.

3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng gồm:

Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều trẻ bị biến chứng viêm não, viêm màng não, thần kinh do tay chân miệng

Bệnh tay chân miện sẽ có những di chứng về vấn đề hô hấp như khó thở, tổn thương trung tâm hô hấp, yếu cơ và liệt cơ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch tay chân miệng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN