Đẩy mạnh dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhờ công nghệ 4.0

Tại Việt Nam, mô hình bệnh tật đang có sự thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh các bệnh lây nhiễm luôn tiềm ẩn, bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, ung thư, tăng huyết áp... đang gia tăng nhanh chóng. Thực trạng này đặt ra yêu cầu bức thiết trong dự phòng và phát hiện sớm bệnh để nâng cao chất lượng sống cho người dân Việt Nam.

Những con số báo động về bệnh không lây nhiễm thực trạng đáng báo động về các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam - nguyên nhân là do người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh. 

Theo tổ chức y tế thế giới WHO nghiên cứu, có khoảng 45% dân số nam giới hút thuốc lá, Trong kết quả điều tra diện rộng về thực trạng sử dụng rượu bia ở VN do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đồng thực hiện  77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (9,4gram/ngày). Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%. Dự báo trong 20 năm tới, toàn thế giới sẽ mất đi 47.000 tỷ đô la Mỹ do các bệnh không lây nhiễm gây ra.

Trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim mạch, đột quỵ ngày càng giảm do họ kiểm soát tốt và sớm, thì tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc hai căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng và trở thành nguyên nhân chính gây tử vong trong số các bệnh không lây nhiễm.

Các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc và tập trung ở các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính.

Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh dự phòng, tầm soát phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm gánh nặng bệnh tật, tài chính do bệnh không lây nhiễm gây ra đối với người dân và cả ngân sách nhà nước.

Cần hình thành thói quen khám bệnh định kỳ, phát hiện bệnh sớm

Chia sẻ tại lễ khởi công khu Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical vừa diễn ra, GS.BS Komatsumoto Satoru, Phó chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Nhật Bản - Giám đốc điều hành khu Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical cho biết: Hiện ở Nhật Bản, tuổi thọ bình quân của người dân đang ở mức 81 tuổi - khá cao so với tuổi thọ bình quân của người Việt (73,6 tuổi). Ngoài thói quen dinh dưỡng, tập luyện thể thao, lao động thì thói quen khám bệnh định kỳ được coi là bí quyết dự phòng bệnh của người Nhật.

“Đối với nhiều người Nhật, chăm sóc sức khỏe đã là một thói quen, nhờ đó tỉ lệ người bệnh được phát hiện bệnh từ sớm rất cao, chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống của họ cũng tăng cao theo”- GS. BS  Komatsumoto Satoru nhấn mạnh.

Tai Việt Nam, cùng với nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành trong triển khai chương trình Sức khoẻ Việt Nam và các chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm khác, chương trình tầm soát phát hiện sớm các bệnh ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp... đã và đang được triển khai.

Cùng với hệ thống y tế công lập, mới đây Tập đoàn TH đã khởi công khu Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical, với một trong 5 điểm nhấn là  Trung tâm Y tế Dự phòng và Chẩn đoán sớm - E Prevention Center.

GS.BS Komatsumoto Satoru, Phó chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Nhật Bản thông tin- Giám đốc điều hành khu Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH thông tin và bà Thái Hương.

GS.BS Komatsumoto Satoru, Phó chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Nhật Bản thông tin- Giám đốc điều hành khu Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH thông tin và bà Thái Hương.

Điểm nổi bật của Trung tâm là có chức năng chẩn đoán sớm thông qua chip điện tử. Con chip này được cấp cho các thành viên (bệnh nhân, hoặc người không có bệnh quan tâm tới chăm sóc sức khỏe). Chip điện tử sẽ thu thập thông tin về sức khỏe của mỗi người tham gia, số hóa các chỉ số này về trung tâm thông tin bệnh viện.

Thông tin được đưa vào hệ thống phân tích bằng công nghệ và máy móc hiện đại nhất theo dõi, cảnh báo cho người bệnh về nguy cơ tiềm ẩn đối với một số bệnh nan y, mãn tính như: ung thư, tiểu đường, huyết áp, tim mạch…

Công nghệ 4.0 và hệ thống Telemedicine (Hệ thống Công nghệ thông tin Y tế thiết lập từ xa) của TH Medical sẽ cho phép kết nối bệnh nhân với Bác sỹ, bệnh nhân với các bệnh viện khác, bệnh viện với các cơ sở y tế tuyến dưới, sử dụng nguồn nhân lực chuyên gia quốc tế để tư vấn và điều trị bằng công nghệ cao, AI cho người bệnh...

“Nếu sớm hình thành được thói quen khám bệnh định kỳ, phát hiện bệnh sớm, điều trị và phục hồi chức năng hiệu quả, tuổi thọ bình quân cũng sẽ gia tăng”- GS. BS  Komatsumoto Satoru khuyến cáo.

Phối cảnh dự án Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical.

Phối cảnh dự án Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN