Đã có hơn 60.000 người mắc bệnh tay chân miệng

Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cảnh báo, các týp virus chủ yếu gây bệnh tay chân miệng tại TP.HCM là EV71. Đây là chủng virus dễ gây biến chứng nặng và tử vong, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng nhanh.

Theo Cục Y tế dự phòng, tích lũy 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó, 29.324 trường hợp mắc nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

Đã có hơn 60.000 người mắc bệnh tay chân miệng - 1

Dịch tay chân miệng năm nay có xu hướng tăng cao

“Các týp virus chủ yếu gây bệnh tay chân miệng là EV71. Đây là chủng virus dễ gây biến chứng nặng và tử vong, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi”, ông Tấn cảnh báo.

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP Hồ Chí Minh cho rằng, dịch tay chân miệng năm nay có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở các ca nhiễm virus C4. Đây là loại vius gây tỉ lệ mắc nặng và biến chứng cao hơn, vì thế các ca mắc cũng biểu hiện nặng nề hơn. Số ca biểu hiện nặng gia tăng so với cùng kỳ năm 2017.

PGS.TS Phan Trọng Lân phân tích, giống như bệnh SXH có 4 chủng gây ra, luân phiên từng năm, có năm gia tăng chủng này, giảm tỉ lệ chủng mắc kia. Tay chân miệng cũng vậy, dù là bệnh do virus đường ruột gây ra nhưng tay chân miệng do 11 chủng gen, C1-C5, B1-B5 gây ra.

Về vấn đề này, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đã đoán được dịch bệnh sẽ xảy ra thời điểm này. Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm trẻ nhập học, trong khi vệ sinh cá nhân, môi trường chưa đảm bảo nên dịch bệnh sẽ gia tăng. Đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên trong nhà trẻ, trường học.

“Nguy cơ lây bệnh trong cộng đồng còn cao nếu người dân không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống tay chân miệng”, ông Phu nói.

Liên quan đến dịch bệnh tay chân miệng, ông Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, hiện tại BV có 13 bệnh nhi đang điều trị do bị tay chân miệng nhưng không có trường hợp nào nhiễm bệnh do virus EV7. Ngoài ra, cũng không có bệnh nhân nào phải thở máy.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng. Vì vậy, để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ; Ăn chín, uống chín… ;Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng, cha mẹ phải biết để đưa con đi khám ngay

Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch tay chân miệng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN