Có nên tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 nếu phát hiện có thai?

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Một số phụ nữ lo lắng sau khi tiêm mũi 1 mới phát hiện mang thai thì có nên tiếp tục tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 hay không, cần kết thúc mũi tiêm thứ 2 ở tuần thứ bao nhiêu?

PGS.TS Hồ Sỹ Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ một số thông tin quan trọng.

1. Nên tiêm mũi 2 vắc-xin COVID-19 để thai phụ được bảo vệ tốt nhất

Cho đến nay chưa có bằng chứng về việc vắc-xin ảnh hưởng hoặc gây dị tật thai nhi. Do vậy nếu sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 mà phát hiện có thai thì không có chỉ định đình chỉ thai kỳ mà vẫn tiếp tục theo dõi thai và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc tiếp tục tiêm mũi thứ 2 vắc-xin COVID-19 vẫn cần thiết để đạt được hiệu quả miễn dịch phòng COVID-19 và có thể tiêm theo thời gian khuyến cáo hoặc trì hoãn sau 13 tuần tuổi thai.

Theo PGS.TS Hồ Sỹ Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sau mũi tiêm vắc-xin thứ nhất sẽ tạo các kháng thể giúp cho thai phụ chống lại virus. Nhưng để đạt được sự bảo vệ tốt nhất thì cần phải tiêm tiếp mũi thứ 2.

Nên nếu có thai ngay sau khi tiêm mũi 1 vắc-xin COVID-19, thai phụ có thể lựa chọn tiêm mũi thứ hai theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc đợi đến sau 12 tuần của thai kỳ.

Hầu hết các loại vắc-xin COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều với thời gian 2 mũi khác nhau tùy từng loại vắc-xin.

Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vắc-xin COVID-19 đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm mũi thứ nhất, mũi tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó.

Nếu phát hiện có thai sau khi tiêm mũi 1 vắc-xin phòng COVID-19, thai phụ có thể tiêm mũi 2 vắc-xin COVID-19 theo thời gian hướng dẫn của bác sĩ hoặc theo khuyến cáo trì hoãn sau 13 tuần tuổi thai.

PGS.TS Hồ Sỹ Hùng - PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Phụ sản Trung ương

2. Có cần tránh thai sau tiêm vắc-xin COVID-19?

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy vắc-xin phòng COVID-19 không ảnh hưởng đến khả năng có thai của cả phụ nữ cũng như nam giới. Do vậy các cặp vợ chồng dự định có thai cũng không chống chỉ định cũng như trì hoãn tiêm vắc-xin và không cần phải tránh thai sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm COVID-19 và các biến chứng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Một số phụ nữ có thể chọn trì hoãn việc mang thai cho đến sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 mũi đầu tiên tuy nhiên quyết định này là cá nhân và phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai tuy nhiên nếu bị nhiễm COVID-19 trong thời kỳ mang thai thì bệnh dễ bị diễn biến nặng, nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong cao hơn do tình trạng suy giảm miễn dịch tạm thời trong thai kỳ. Hơn nữa, nhiều phụ nữ mang thai lại mắc bệnh lý như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ…có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai có thể được chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép là Astrazeneca, Modena, Pfizer BioNTech; chống chỉ định tiêm chủng đối với Sputnik V.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần cần được tiêm đủ số mũi vắc-xin phòng COVID-19 và kết thúc mũi tiêm thứ hai trước 36 tuần 6 ngày. Trường hợp nếu không kịp hoàn tất mũi tiêm, thai phụ sẽ thực hiện tiêm mũi trong thời kỳ hậu sản từ 4-6 tuần.

Việc tiêm nhắc lại mũi thứ 2 không đúng thời gian theo khuyến cáo có thể làm giảm tác dụng sinh kháng thể của vắc-xin do vậy các thai phụ nên đi tiêm theo đúng hẹn.

Tiếp tục tiêm mũi thứ 2 vắc-xin COVID-19 để đạt được hiệu quả miễn dịch phòng COVID-19

Tiếp tục tiêm mũi thứ 2 vắc-xin COVID-19 để đạt được hiệu quả miễn dịch phòng COVID-19

3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chủ động theo dõi sức khỏe sau tiêm

Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19, ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái, uống thuốc hạ sốt nếu bị sốt sau tiêm vắc-xin COVID-19 theo hướng dẫn của cán bộ y tế vì nếu sốt cao, kéo dài có thể nguy hiểm cho thai nhi.

Sau tiêm, phụ nữ mang thai không nên ở một mình ít nhất là trong 3 ngày đầu; chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân sau tiêm một cách nghiêm ngặt trong vòng 3 tuần, kịp thời thông báo cho cán bộ tiêm chủng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán, xử trí kịp thời những phản ứng nặng, nghiêm trọng. Trường hợp không hạ sốt hoặc sốt cao trên 39 độ C cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Có nên tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 nếu phát hiện có thai? - 2

Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 nên ngủ đủ giấc.

SARS-CoV-2 ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai và đó là một trong những lý do chính tại sao WHO và các bác sĩ ủng hộ việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 tại bệnh viện có chuyên khoa sản, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ nhân lực tiêm phòng, xử trí cấp cứu được đào tạo bài bản, kịp thời sẽ giúp phụ nữ mang thai hoàn thành việc tiêm vắc-xin COVID-19 hiệu quả, an toàn...

4. Thai phụ nên chủ động phòng COVID-19

PGS. TS Hồ Sỹ Hùng cũng cho biết, phụ nữ nên đặt các câu hỏi với bác sĩ chuyên khoa về các thắc mắc liên quan đến tiêm vắc-xin trong thời kỳ mang thai, thậm chí là chuẩn bị mang thai. Tiêm vắc-xin COVID-19 có thể có các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình. Phần lớn các tác dụng phụ này cũng tương tự như các phụ nữ không mang thai, có thể gồm đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu… Các tác dụng phụ chủ yếu xảy ra sau tiêm mũi thứ hai, và thường mất trong vài ngày.

Ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, cũng như những người không mang thai, phụ nữ có thai vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình tránh bị nhiễm COVID-19, bao gồm giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay và cần tư vấn nhân viên y tế cũng như bác sĩ sản khoa khi có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo những người mang thai có nguy cơ phơi nhiễm cao nên tiêm phòng vắc-xin COVID-19 vì nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng trong thai kỳ cao hơn và tăng nguy cơ sinh non. Đáng lưu ý, WHO đã ngừng khuyến cáo đầy đủ không phải vì bất kỳ mối quan tâm cụ thể nào về an toàn đối với vắc-xin mà vì thiếu dữ liệu về người mang thai. Ngoài ra, WHO tuyên bố rằng những người đang cho con bú nên được tiêm phòng vì không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm phòng khi đang cho con bú có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến cha mẹ hoặc con cái và trên thực tế, việc cho con bú có thể truyền các kháng thể có giá trị cho trẻ qua sữa mẹ, giúp bảo vệ trẻ hơn nữa. chống lại COVID-19.

Nguồn: [Link nguồn]

CDC Mỹ ra cảnh báo khẩn: Tất cả phụ nữ có thai nên tiêm vắc-xin COVID-19

Đây được coi là Hướng dẫn mạnh mẽ nhất từ trước đến nay khi mà lần đầu tiên CDC cảnh báo khẩn cấp việc tất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN