Chuyên gia Bộ Y tế lo ngại một chu kỳ bùng phát dịch COVID-19 ở Đông Nam Á

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, dịch ở Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippine đang rất căng thẳng nên lo ngại một chu kỳ bùng phát ở Đông Nam Á, đặc biệt là những nước đang nóng lòng dỡ bỏ các giải pháp tập trung đông người và miễn dịch cộng đồng chưa cao.

Chiều 30/4, tại cuộc họp BCĐ Phòng, chống dịch Hà Nội COVID-19 Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam ghi nhận Hà Nội đã vào cuộc rất quyết liệt, rất nhanh, đúng hướng và có kinh nghiệm khi xuất hiện ca F0.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu muốn thống nhất lại một quan điểm trong công tác phòng, chống dịch là không có đợt dịch nào giống nhau. Đặc biệt, đợt dịch này vào đúng thời điểm nghỉ lễ.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: "Dịch trên thế giới phức tạp đã rõ nhưng chúng ta cần lưu ý chính ở các nước Đông Nam Á. Đơn cử như Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippine đang rất căng thẳng và tôi lo ngại một chu kỳ bùng phát ở Đông Nam Á. Đặc biệt là những nước đang nóng lòng dỡ bỏ các giải pháp tập trung đông người và miễn dịch cộng đồng chưa cao".

PGS.TS Trần Đắc Phu lo ngại một chu kỳ bùng phát dịch COVID-19 ở Đông Nam Á. Ảnh: B.Loan

PGS.TS Trần Đắc Phu lo ngại một chu kỳ bùng phát dịch COVID-19 ở Đông Nam Á. Ảnh: B.Loan

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, chúng ta đã ghi nhận chủng lây lan nhanh là chủng ở Anh, chủng ở Nam Phi. Do đó, PGS.TS Trần Đắc Phu không loại trừ những ổ dịch xuất hiện tại nước ta phần lớn đều liên quan đến chủng lây lay lan nhanh. Trong đó, Hà Nam cũng có thể liên quan đến chủng này.

Tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng nguy cơ rất cao vì liên quan đến dịp nghỉ lễ, nhiều người trở lại Thủ đô. Thực tế, trước đó, sau Tết Nguyên đán, Hà Nội cũng đã đón hàng chục nghìn người từ Hải Dương trở về.

Điểm nữa là trong cộng đồng không dấy lên chu kỳ sốt ho nhưng chúng ta cần chú ý là không lơ là, vì tốc độ lây lan của chủng mới này rất khủng khiếp.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: "Nếu là ổ dịch, chúng ta tự tin kiểm soát được nhưng điểm cần chú ý chính là các ổ dịch song song, mà nguy cơ không phải từ biên giới, chính là con đường nhập cảnh hợp pháp, ở trong khu cách ly".

PGS.TS Trần Đắc Phu đề nghị Hà Nội phải tiến hành khoanh vùng, điều tra dịch tễ, truy vết càng nhanh càng tốt mà không ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội nhân dân. Ảnh: B.Loan

PGS.TS Trần Đắc Phu đề nghị Hà Nội phải tiến hành khoanh vùng, điều tra dịch tễ, truy vết càng nhanh càng tốt mà không ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội nhân dân. Ảnh: B.Loan

Do đó, PGS.TS Trần Đắc Phu đề nghị Hà Nội phải phát hiện truy vết hết các F0, F1, F2.

"Khó mấy cũng phải làm, việc này rất quan trọng vì phải chạy nhanh, chạy đua với dịch. Nếu không nhanh để lây lan nhanh thì từ 1 ca ra rất nhiều ca bệnh. Ngoài ra, phải tiến hành khoanh vùng, điều tra dịch tễ, truy vết càng nhanh càng tốt, mà không ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội nhân dân", PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: "Virus SARS-CoV-2 có đặc tính là lây qua đường giọt bắn, qua tiếp xúc gần, qua đường chân, tay… Do đó, nếu khoanh vùng tốt thì sẽ truy vết tốt".

PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý công tác xét nghiệm trên diện rộng trên toàn địa bàn thôn, xã – nơi ở, nơi qua lại của ca F0; xét nghiệm trên diện rộng một cách có chỉ định.

"Các đơn vị chống dịch phải rà soát lại các khu cách ly. Vừa qua cho thấy, các khu cách ly có vấn đề. Đơn cử tại Hải Dương hoặc Yên Bái có ca nhiễm từ chuyên gia Ấn Độ sang nhân viên khách sạn", PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Nóng: Chủng virus COVID-19 biến thể siêu lây nhiễm ở Ấn Độ đã có mặt tại Việt Nam

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội) cho biết, tất cả các mẫu xét nghiệm của các chuyên gia Ấn Độ và nhân viên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bảo Loan ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN