Chất cấm trong tương ớt Chinsu ở Nhật Bản: Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nói gì?

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong cho biết, cơ quan này đang chỉ đạo làm rõ vụ việc.

Vừa qua Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố Osaka (Nhật Bản) đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt nhập khẩu từ Việt Nam do có chứa chất cấm ở nước này. Thông tin này đã khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam hoang mang lo lắng.

Theo kết quả phân tích của Viện nghiên cứu Công nghệ thực phẩm Tokyo, hàm lượng axit benzoic trong các chai tương ớt Chinsu bị thu hồi ở Nhật ở mức 0,41-0,45 g/kg. Đây là chất cấm sử dụng trong tương ớt ở Nhật Bản.

Chất cấm trong tương ớt Chinsu ở Nhật Bản: Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nói gì? - 1

Sản phẩm tương ớt bị thu hồi ở Nhật Bản được đăng trên cổng thông tin của TP Osaka

Điều này đã vi phạm khoản 2 điều 11 Luật vệ sinh thực phẩm Nhật do axit benzoic không được cho phép sử dụng trong tương ớt ở Nhật Bản.

Ở Việt Nam, quy định của Bộ Y tế cũng cho phép sử dụng phụ gia này với nồng độ tối đa là 0,1%, tức 1 g/1 lít, 1 g/1 kg.

Trao đổi với PV sáng 8/4, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong cho biết, hiện nay, Cục chưa có thông tin từ cơ quan chức năng Nhật Bản về việc thu hồi sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng đang chỉ đạo làm rõ vụ việc. 

"Bộ đang chỉ đạo các bộ phận chức năng nhanh chóng xác minh, làm rõ vụ việc hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su. Trước mắt, Cục chỉ đạo các bộ phận chức năng nhanh chóng xác minh, làm rõ vụ việc hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su nhập từ Việt Nam bị thu hồi tại Nhật Bản vì chứa chất cấm", ông Phong cho hay. 

Đại diện Cục ATTP – Bộ Y tế cho rằng, acid benzoic có trong danh mục phụ gia bảo quản của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (cả Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên).

Tuy nhiên, cần phải làm rõ xem loại phụ gia này có được sử dụng trong sản xuất tương ớt hay không. Cục ATTP sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này.

PGS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện người ta chỉ đang quan tâm đến hàm lượng, nồng độ của chất phụ gia mà không quan tâm tới lượng ăn vào.

Chẳng hạn: Ở ngưỡng 0,1% axit benzoic có trong thực phẩm là an toàn, nhưng chúng sẽ không còn an toàn nếu lượng ăn vào quá nhiều, vượt hàm lượng cho phép.

“Tuy nhiên, với tương ớt, người ta chỉ ăn như gia vị, không ăn quá nhiều nên không đáng lo ngại. Theo chuẩn quy định, khi ăn một lít tương ớt mới nạp vào người 1 g axit benzoic. Việc dùng axit benzoic lại tùy quốc gia có cho phép hay không cho phép vì còn tùy thuộc nhiều vấn đề khác. Nhật Bản là quốc gia không cho phép sử dụng trong tương ớt. Vì vậy, phải tùy sản phẩm bán cho nước nào để DN bổ sung chất đó hay không.Nhưng không ai ăn nhiều đến như vậy”, PGS Thịnh nói.

Vụ 18.168 chai tương ớt Chin-su bị thu hồi: Masan nói ”chưa từng xuất tương ớt sang Nhật”

Masan cho biết chưa có kết luận chính thức về nguồn gốc của lô hàng nhưng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN