Châm cứu xả stress là con dao hai lưỡi

Sự kiện: Bệnh stress

Với những thành công “kỳ diệu” của phương pháp châm cứu chữa bệnh, nhiều người đã đua nhau tìm đến châm cứu như “vị cứu tinh” để chữa liệt, giảm cân, xả stress (căng thẳng)…Nhưng họ không nghĩ rằng với một số người phương pháp đó có thể là con dao hai lưỡi gây nguy hại cho mình lúc nào không hay.

Người người đi châm

Thanh, người bạn với thân hình “quá khổ” hùng hồn tuyên bố với người yêu “sẽ đi châm cứu để giảm cân”. Với những lời trêu trọc của bạn bè, Thanh đã tìm đến nhiều biện pháp giảm cân nhưng không hiệu quả. Được mấy người trong công ty mách nước, đi châm cứu giảm cân rất hiệu quả, phương pháp điều trị rất đơn giản, không đau nên Thanh quyết thử xem sao.

Khi đến cơ sở châm cứu ở Thái Thịnh (Hà Nội) được bác sĩ H. thông báo về quy trình chữa bệnh, cô nàng đành từ bỏ giấc mơ giảm cân của mình. Theo bác sĩ với trọng lượng 70 kg phải mất khá nhiều thời gian cho một liệu trình trị bệnh và sẽ ảnh hưởng đến công việc của cô. Cụ thể, thời gian trung bình là 60 ngày, mỗi ngày 30 phút cho một liệu trình chữ a bệnh. Tùy vào thể trạng và mức độ béo phì của mỗi người mà có thể thực hiện nhiều liệu trình. Đến cơ sở châm cứu, Thanh được chứng kiến cảnh “người tìm đến châm cứu”. Một số cô gái cũng đi châm cứu để giảm béo với đủ các lý do: Để mặc váy cưới, để ra mắt bố mẹ chồng và để chữa bệnh…Trong sổ ghi chép lịch làm việc của bác sĩ hôm đó, lướt qua Thanh thấy chật kín danh sách bệnh nhân, chủ yếu là điều trị giảm “stress”, suy nhược thần kinh….

Châm cứu xả stress là con dao hai lưỡi - 1

Rất nhiều người tìm đến châm cứu để giải tỏa stress. (Ảnh minh họa)

Tò mò, tôi tìm đến một cơ sở châm cứu tại phố Thái Thịnh. Mới sáng sớm nhưng đã có rất đông bệnh nhân đăng kí với lý do: “Giải tỏa cảm xúc”, xả stress. Chị Nguyễn Hằng, 36 tuổi (Đống Đa, Hà Nội), cán bộ một ngân hàng cho biết, chị đi châm cứu để giải tỏa căng thẳng. Thường xuyên bị áp lực với công việc cơ quan, về nhà lại bộn bề với các công việc gia đình, con cái nên chị lúc nào cũng cảm thấy mụ mẫm đầu óc, người lúc nào cũng mệt mỏi. Đồng nghiệp mách chị nên đi châm cứu để giảm stress, sẽ rất hiệu quả nên chị quyết định nghỉ một ngày để đi châm cứu, hy vọng “cân bằng lại trạng thái” để làm việc. Tại đây, chị gặp rất nhiều người cùng hoàn cảnh…

Đặc biệt là trường hợp của Hà Ánh, 23 tuổi quê Thái Bình đến đây đặt “niềm tin cuối cùng” vào châm cứu để chữa khỏi đôi chân đã bị liệt 12 năm. Sau khi xem những thành công “vượt bậc” về châm cứu trên truyền hình, bố mẹ Ánh quyết định vay tiền để lên thành phố mong tìm “phép nhiệm màu” cho đứa con gái tội nghiệp. Mẹ Ánh tâm sự: “Nhìn những thiếu nữ cùng tuổi với con gái mình lần lượt đi lấy chồng mà lòng cô đau không nói được, đưa nó lên thành phố nhờ cậy các bác sĩ thăm khám xem có thể cho nó một cơ hội không”. Nhưng vì hai chân Ánh đã bị liệt quá lâu nên bác sĩ không thể châm cứu để “đánh thức” lại hoạt động của các dây thần kinh khớp xương được nữa. Hai mẹ con Ánh đành ngậm ngùi khăn gói bắt xe ra bến về Thái Bình.

Đừng mất bò mới lo làm chuồng

Hiện nay châm cứu là phương pháp chữa bệnh được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện đại chúng với nhiều thành công nổi trội trong y học. Nhưng cũng chính sự quảng bá đó, vô hình trung người ta chưa hiểu biết về châm cứu đã coi đó là phương pháp hữu hiệu cho tất cả các bệnh nhân khó chữa, căn bệnh lâu năm hay bất cứ bệnh gì liên quan đến thần kinh.

Châm cứu xả stress là con dao hai lưỡi - 2

Theo GS Nguyễn Tài Thu cho rằng, trên thực tế, phương pháp chữa bệnh nào cũng có “chỉ định” với các loại bệnh. (Ảnh minh họa)

Trước hiện trạng này, PV đã có cuộc trao đổi với GS. TS Khoa học Nguyễn Tài Thu, một người thầy có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và chữa bệnh thành công bằng phương pháp châm cứu.

Theo GS. Nguyễn Tài Thu, hiện nhiều người tin và tìm đến châm cứu là có cơ sở vì không ai phủ định những thành công châm cứu mang lại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải bệnh gì cũng có thể tìm đến châm cứu. GS.TS Nguyễn Tài Thu cho rằng, nhiều bệnh nhân có tâm lý muốn nhanh chóng khỏi bệnh nhân nên rất dễ tin vào những lời “đồn đại, thổi phồng” mà đem căn bệnh của mình gửi gắm hết vào châm cứu nhưng kết quả không như ý sẽ là sự thất vọng lớn.

GS. Nguyễn Tài Thu cho rằng, trên thực tế, phương pháp chữa bệnh nào cũng có “chỉ định” với các loại bệnh, các phương pháp chữa bệnh đều bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Ông dẫn chứng một bệnh nhân 32 tuổi bị câm lâu năm, các dây thần kinh ở vòm họng đã gần như bị “chết” và biện pháp châm cứu không thể tham gia để kích thích hoạt động trở lại được. Nhiều năm trong nghề, với đôi bàn tay tài hoa, dày kinh nghiệm, ông không phủ định những thành công diệu kỳ của châm cứu, nhưng ông cũng khẳng định: “Liều thuốc nào cũng có chống chỉ định”. Những bệnh thuộc về nội tạng như gan, phổi, thận…châm cứu không thể tác động đến để điều trị được.

Trước tình trạng mọi người ồ ạt tìm đến châm cứu để chữa bệnh, GS.TS Tài Thu cảnh báo, người bệnh thường “mất bò mới lo làm chuồng”. Nhiều bệnh nhân khi hỏi về tiền sử bệnh, đều cho biết là đã đi “chữa chạy khắp nơi” nhưng không khỏi nên tìm đến châm cứu với hi vọng là cứu cánh cuối cùng. Theo GS.Tài Thu nếu bệnh nhân đã qua nhiều đợt khám, nhiều cơ sở chữa bệnh thì bệnh dễ bị biến chứng và việc châm cứu sẽ không còn chuẩn xác. Vì vậy, yêu cầu tối cần thiết là phải thăm khám thật kỹ để xác định rõ ràng bệnh. Mỗi loại bệnh lại có phác đồ điều trị riêng nên công tác “chẩn bệnh” của bác sĩ là rất quan trọng. Ông đưa ra ví dụ, với ca mổ phục hồi não, khi mới mổ xong người nhà không được vào thăm bênh nhân ngay. Nếu không, sẽ làm cho người bệnh rơi vào hỗn loạn toàn thân, phá vỡ hệ thần kinh ổn định, sau này chậm cứu sẽ rất khó đạt hiệu quả.

Dễ gây hậu quả méo mồm, liệt, câm vì châm cứu

“Châm cứu nêu không cẩn thận sẽ rất nguy hiểm. Không phải ai cũng chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu, vì với châm cứu chỉ cần thiếu hiểu biết và chưa có kinh nghiệm thì có thể gây ra rất nhiều rủi ro và nguy hiểm cho bệnh nhân. Ngay khi bác sĩ châm kim, nếu người bệnh có cảm giác đau buốt mà không kịp thời báo bác sĩ rút ra thì bệnh nhân có thể dẫn đến biến chứng khó lường như liệt, méo mồm, câm.

Hoặc bác sĩ chẳng may châm thẳng vào dây thần kinh của người bệnh thì có thể dẫn đến bị liệt, teo cơ…. Bởi vậy, nếu châm sai huyệt, châm vào những huyệt nguy hiểm, châm quá sâu, có thể còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, để châm cứu đạt kết quả cao, yêu cầu đối với người bệnh là chỉ nên đến viện châm cứu khi đã có xác nhận của cơ sở y tế”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Minh (Đời sống & Pháp luật)
Bệnh stress Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN