Căn bệnh là 'sát thủ' của thận, nhiều người Việt mắc mà không biết

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương đến thận hoặc nhiễm trùng máu, một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn đang mang thai, bệnh nhiễm trùng thận cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm trùng thận

Thông thường, căn bệnh này bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (ở bàng quang và niệu đạo) sau đó vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu và gây nhiễm trùng thận.

Mặc dù rất nhiều vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng thận, nhưng vi khuẩn Escherichia coli thường là nguyên nhân chính.

Còn rất hiếm khi bạn bị nhiễm trùng thông qua làn da, vi khuẩn đi vào máu rồi di chuyển đến thận. Bạn có thể bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thận nhưng đây cũng là trường hợp không phổ biến.

Dấu hiệu của nhiễm trùng thận

- Có mủ hoặc có máu trong nước tiểu.

- Sốt và ớn lạnh

- Chán ăn

- Đau ở lưng, hông và vùng bụng dưới

- Buồn nôn và ói mửa

- Mệt mỏi

Bạn cũng có thể thấy xuất hiện các triệu chứng giống với triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang như: Rát hoặc đau khi đi tiểu, đi tiểu liên tục, cảm giác phải đi tiểu ngay và không thể nhịn tiểu và nước tiểu có mùi hôi.

Bạn nên đi khám nếu bạn đang được điều trị nhiễm trùng tiết niệu nhưng các dấu hiệu và triệu chứng không được cải thiện hoặc nếu bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng điển hình của bệnh.

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương đến thận hoặc nhiễm trùng máu, một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn đang mang thai, bệnh nhiễm trùng thận cũng có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

Căn bệnh là 'sát thủ' của thận, nhiều người Việt mắc mà không biết - 2

Những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng thận

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng thận, nhưng thường phụ nữ bị dễ bị nhiễm trùng bàng quang nhiều hơn nam giới nên nguy cơ họ bị nhiễm trùng thận cũng cao hơn.

Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới, do đó vi khuẩn có thể dễ dàng đi từ bên ngoài cơ thể đến bàng quang.

Phụ nữ đang mang thai cũng dễ bị nhiễm trùng bàng quang bởi vì bào thai gây áp lực lên niệu quản của người mẹ và dòng chảy nước tiểu bị chậm lại.

 Nếu bạn đang mang thai, bệnh nhiễm trùng thận cũng có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Ảnh minh họa: Internet

 Nếu bạn đang mang thai, bệnh nhiễm trùng thận cũng có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng thận:

- Tắc nghẽn ở đường tiết niệu: Khi dòng chảy của nước tiểu chậm hoặc khả năng làm trống bàng quang giảm, vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển lên đến niệu quản, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận.

- Sỏi thận.

- Hệ thống miễn dịch suy yếu: chẳng hạn do các bệnh tiểu đường hay HIV.

- Tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang.

- Dùng ống thông niệu đạo kéo dài.

10 dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc bệnh thận mà không hề hay biết

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bận thận hay bị bỏ qua nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Thuận ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN