Cái chết rình rập người uống rượu ngày lạnh giá

Ngày rét nhiều người quan niệm uống ly rượu để làm ấm cơ thể, uống ly rượu có thể giúp họ chống lại cái rét, tuy nhiên theo các chuyên gia uống rượu trời rét chỉ làm tăng nguy cơ tử vong.

Suýt chết để giữ biệt danh tiên tửu

Anh Nguyễn Văn Hợi, quê Sơn La, đang tạm trú tại Hoàng Mai, Hà Nội không thể nào quên được cái đêm anh giành giật mạng sống với thần chết. 

Anh Hợi sinh năm 1983. Được bạn bè mệnh danh là "tiên tửu". Anh kể có lúc anh uống được 3 lít rượu đặc biệt các loại rượu ngô, rượu sắn của bà con dân tộc nấu, rất nặng anh vẫn uống được.

Cái chết rình rập người uống rượu ngày lạnh giá - 1

Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: BS Lương Quốc Chính)

Mỗi khi gặp anh nhiều bạn bè phải ngán vì anh như cái thùng không đáy, uống không biết say. Vào mùa đông năm ngoái, hôm đó sinh nhật một người bạn. Anh và các bạn uống rượu ở một nhà hàng trên phố Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội. Sau khi đã hạ gục các đối thủ, anh Hợi ra lấy xe máy để đi về nhà. Tuy nhiên, vừa dắt xe ra anh cảm thấy khó thở, dần dần cơ thể không chịu được nữa nên anh gục xuống ngất lịm. May mắn, bạn bè đưa anh vào Bệnh viện E cấp cứu. Bác sĩ thấy trong máu của anh có quá nhiều cồn, đồng tử giãn và nguy cơ tử vong lên đến 90 %. 

Lúc này, não của anh đã không hoạt động, bác sĩ còn nghi chết não. Nhưng lúc chụp CT kết quả khả quan hơn. Anh hôn mê hai ngày liền. Mọi người thấy não không tổn thương nhưng anh vẫn hôn mê. 

Sau khi tỉnh lại, anh lại bị tiếp tục hôn mê vì tràn dịch màng não. Cả gia đình náo loạn. Bác sĩ cho biết anh bị ngộ độc rượu nặng.

Anh phải nằm viện gần 20 ngày mới có thể tỉnh lại. Và đến nay, anh Hợi cảm nhận mình bị mất khoảng 30% sức khỏe. Anh cũng nói không với rượu và coi cái danh tiên tửu của mình tý cướp đi mạng sống chỉ là những trò vui vô bổ.

Nguyễn Ngọc Mai sinh năm 1992 quê ở Phú Thọ trú tại Tây Hồ, Hà Nội cũng không thể nào quên ngày cô ngất trên bàn nhậu. Vì không muốn thua kém cánh đàn ông cơ quan nên Mai đã uống hết mình. Cơ quan liên hoan ở quán ven sông Hồng. Mùa đông quán thoáng gió nên cô thấy rét nhưng càng uống vào người càng nóng lên nên Mai cứ thế uống. Chỉ đến khi mọi người thấy cô nằm gục trên bàn. Họ còn tưởng Mai buồn ngủ hoặc quá chén như mọi khi. Đến khi lay người Mai, cô đã bất động nằm một chỗ.

Uống rượu ngày rét chỉ lợi bất cập hại

Những ngày mùa đông giá rét, các quán nhậu vỉ hè cho đến sang trọng vẫn đầy chặt thượng khách trong đó có quá nửa là đệ tử lưu linh. Những cái zozo uống cho nóng, uống cho ấm càng khiến cho số người bị ngất, bị ngộ độc rượu tăng lên.

Thạc sĩ bác sĩ Trần Quốc Bảo – Cục Y tế dự phòng Hà Nội cho biết uống rượu không làm cho người nóng lên mà chỉ khiến cho người uống thêm nguy cơ giãn mao mạch, trúng gió và tử vong vì rượu.

Bình thường, theo bác sĩ Bảo khi uống rượu, người uống sẽ cảm thấy ấm áp lúc đầu bởi vì nó khiến máu nóng lên dưới da, nhưng người uống có thể sẽ cảm thấy lạnh hơn vì uống rượu có thể mất máu đi từ các cơ quan nội tạng, gây ra nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Bản chất rượu là một chất giãn tĩnh mạch, có nghĩa là nó làm cho mạch máu giãn nở, đặc biệt là các mao mạch dưới bề mặt của làn da của bạn, do đó máu nguội đi nhanh chóng.

Ở người bình thường, khi gặp trời lạnh, mạch máu dưới da co lại, mạch máu nuôi các cơ quan nội tạng sẽ giãn thêm để điều tiết lượng máu dư ra do co mạch dưới da. Khi cơ thể phải tăng cường cao độ để chống chọi với cái lạnh mà lại sử dụng chất kích thích như rượu bia quá độ, cơ thể sẽ quá tải gây nên tình trạng đổ bệnh. Nhất là khi uống rượu xong đi về nhà trên đường thời tiết lạnh, cơ thể không đủ ấm có thể gây vỡ mao mạch và rượu sẽ thẩm thấu vào máu gây ngộ độc rượu cấp tính.

Không chỉ có nỗi lo ngộ độc rượu khi trời rét do vỡ mao mạch mà còn nỗi lo rượu giả. Tại Bệnh viện Bạch Mai các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận các ca ngộ độc rượu nặng trong đó có rượu chứa cồn công nghiệp Methanol loại cồn dùng để pha các dung môi sợ. Theo bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai các triệu chứng nhiễm độc methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống nhưng có thể muộn hơn, tuỳ thuộc vào số lượng mà bệnh nhân uống. Ngộ độc rượu có thể xuất hiện ở hai giai đoạn giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu) và giai đoạn biểu hiện ngộ độc rõ tiếp theo sau. Vì triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bệnh nhân chủ quan và bỏ qua hoặc trẻ nhỏ không được phát hiện.

Vấn đề về thần kinh: Lúc đến viện, bệnh nhân thường tỉnh táo và kêu đau đầu, chóng mặt, sau đó quên, bồn chồn, hưng cảm, ngủ lịm, lẫn lộn, hôn mê, co giật. Đa phần các bệnh nhân bị ngộ độc rượu phát hiện muộn đều dẫn đến hôn mê việc cấp cứu và điều trị rất vất vả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Mai (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN