Cách chữa viêm loét miệng đơn giản, an toàn tại nhà
Mùa hè, thời tiết nóng bức dễ khiến bạn mắc chứng viêm loét miệng đau nhức, khó chịu. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa đơn giản bằng nguyên liệu có sẵn trong nhà dưới đây.
Viêm loét miệng là gì?
Cơn đau nhức ở miệng gây ra rất nhiều đau đớn được gọi là chứng viêm loét miệng. Nó là một vết lở màu trắng xám với các vầng đỏ và nông gây ra đau đớn và bỏng rát. Viêm loét miệng còn được gọi là chứng lở miệng. Những vết loét này thường xuất hiện trên lưỡi, môi, trong má, thậm chí cả ở mép và trên lợi. Khi vết loét chuẩn bị xảy ra, bạn thường cảm thấy nóng và có cảm giác ngứa trong miệng. Chúng không bị lây nhưng luôn có xu hướng tái phát lại. Những vết loét này xảy ra vào cùng một thời điểm hay xuất hiện cùng một chỗ. Thông thường các vết loét miệng kéo dài khoảng một tuần hoặc 10 ngày.
Triệu chứng viêm loét miệng
Viêm loét dạng nhỏ:
Đây là những dạng loét phổ biến nhất (viêm miệng aphthous còn gọi là viêm miệng ap – tơ) và chiếm 80% trong số các trường hợp. Thời gian để các vết loét này lành lại thường là 7 – 10 ngày.
Viêm loét dạng lớn:
Còn được gọi là các vết loét rộng, những dạng loét này chiếm 10% trong số các trường hợp viêm miệng aphthous. Những vết loét này được coi là viêm loét miệng dạng aphthous lớn. Loại này thường kết hợp với các vết loét liền kề và tạo nên vết loét lớn hơn. Chúng thường rất đau.
Viêm loét dạng herpes:
Dạng viêm loét này rất đau và được hình thành do lấy nhiễm virus herpes simplex. Trong loại viêm loét này, bạn sẽ thấy các vết thương tái phát thường xuyên hơn nhiều so với viêm loét dạng aphthous nhỏ và lớn. Hầu hết phụ nữ có khả năng bị ảnh hưởng bởi dạng loét này nhiều hơn so với nam giới. Những vết loét này xảy ra theo cụm với 100 các vết loét nhỏ.
Nguyên nhân gây ra viêm loét miệng
- Căng thẳng
- Tình trạng răng miệng mất vệ sinh
- Thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin C và sắt
- Dị ứng thức ăn
- Đặc biệt là viêm..
- Mất cân bằng hoocmon
- Bệnh về đường ruột
- Bệnh về da
- Bệnh tiềm ẩn bên trong
Một số phương pháp trị viêm loét miệng tại nhà
Bài 1: Lá rau ngót tươi 5 - 10g. Cách dùng: Lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc cọ sát lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng và khéo léo. Một ngày làm như vậy 2 - 3 lần. Thường chỉ 2 ngày sau là trẻ bú được.
Bài 2: Mật ong 1ml, nước lá nhọ nồi (cỏ mực) 10ml. Cách dùng: Lá nhọ nồi tươi hái về rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy 10ml nước lá nhọ nồi trộn lẫn với 1ml mật ong. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc, bôi vào lưỡi lợi và vòm miệng cho trẻ. Mỗi ngày bôi 2 - 3 lần. (Nên dùng mật ong loại tốt đã được kiểm định chất lượng.)
Bài 3: Lá rau ngót 15g, hàn the 1g. Cách dùng: Rửa sạch lá rau ngót, giã nát, vắt lấy nước, hòa hàn the vào, đem hấp cơm. Khi cơm chín, lấy thuốc ra dùng bông sạch, thấm bôi vào chỗ có đóng váng trắng. Mỗi ngày làm 2 lần.
Bài 4: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy cho thành than. Trộn với một ít mật ong rồi bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 - 3 lần/ngày.
Bài 5: Cỏ mực (toàn cây tươi trừ rễ) 8g, lá hẹ tươi 4g. Giã vắt lấy nước cốt hoà với mật ong chấm lên chỗ đau, 2 - 3 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
Bài 6:
- Rễ Cải thìa (gọt bỏ vỏ già ở ngoài) thái lát, sao nhỏ lửa cho vàng thẫm, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần.
- Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần.
Lưu ý: Đối trẻ em nếu dùng các bài thuốc trên sau 2 - 3 ngày trẻ vẫn khó chịu, khó bú và quấy khóc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Một số cách khác
1. Nước dừa là một loại thuốc rất tốt để chữa loét miệng. Lấy chiết xuất nước dừa bằng cách lọc lấy nước dừa tươi. Súc miệng bằng nước dừa khoảng 3 đến 4 lần một ngày.
2. Lá cây rau mùi được đun sôi trong nước là một phương pháp chữa trị tốt cho các vết loét miệng. Để cho nước nguội rồi súc miệng khi nước còn âm ấm ít nhất khoảng 3 – 4 lần một ngày và chú ý sẽ thấy kết quả tốt hơn.
3. Súc miệng bằng một cốc nước lạnh hoặc một cốc nước ấm. Phương pháp này sẽ chữa khỏi các vết loét miệng rất hiệu quả.
4. Lấy một cốc lá methi rồi đun sôi trong 2 cốc nước. Lọc lấy nước và bảo quản nó bằng cách dùng nắp đạy nó lại. Dùng nước này súc miệng 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
5. Đun sôi một cốc nước rồi cho một thìa cà phê hạt cây rau mùi vào đó. Sau khi nó trở nên ấm hơn, hãy lọc lấy nước và súc miệng khi nước ấm. Lặp lại quá trình này 3 đến 4 lần mỗi ngày.
6. Nha đam là một phương thuốc tự nhiên hiệu quả cho các vết loét miệng. Lấy ít nhất 2 muỗng canh nhựa nha đam 3 lần mỗi ngày để có kết quả nhanh chóng.
7. Nhai 5 – 6 lá cây húng quế với một chút nước mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ được các vết loét miệng. Lặp lại phương pháp này 5 đến 6 lần mỗi ngày để có kết quả tốt hơn.
8. Nhai 5 đến 6 chiếc lá húng quế sạch rồi uống một chút nước.Thực hiện điều này ít nhất 5 – 6 lần bất kì khi nào bạn bị loét miệng.
9. Ăn cà chua sống giúp bạn loại bỏ được các vết loét miệng. Thậm chí bạn có thể thử súc miệng bằng nước ép cà chua 3 đến 4 lần mỗi ngày.
10. Bạn có thể thoa hỗn hợp long não và đường phèn lên các vết giộp. Tạo ra hỗn hợp này với tỉ lệ 7 phần mishri (đường phèn) và một phần long não. Đây là một trong những cách đơn giản nhất để chữa trị các vết loét trong miệng.
11. Thoa hỗn hợp bột nghệ và glyxerin. Để tạo ra hỗn hợp này, lấy một nhúm bột nghệ và một thìa cà phê glyxerin.
12. Lấy một thìa cà phê mật ong rồi trộn với ¼ thìa cà phê bột nghệ để tạo thành một hỗn hợp kết dính. Sau đó chà nó lên các vết lở trong miệng.
13. Ăn một quả chuối với sữa đông đầu tiên vào sáng sớm để có kết quả tốt hơn.
14. Một trong những phương pháp đã được chứng minh có thể chữa được loét miệng đó là massage lợi trong miệng với hỗn hợp mật ong và dầu dừa.
15. Nghiễn quả chùm ruột của Ấn Độ rồi thoa trực tiếp lên vết loét. Lặp lại quá trình này ít nhất 2 lần một ngày và chú ý kết quả.
16. Tạo ra một loại nước súc miệng khử trùng cho riêng mình với 10 giọt dầu trà xanh trong 1/3 cốc nước. Súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ ra. Phương pháp này sẽ giúp bạn chữa trị chứng viêm nhiễm và làm lành các vết loét.
17. Hòa tan nửa muỗng canh muối trong một cốc nước để tạo ra dung dịch súc miệng bằng nước muối. Giữ trong vòng ít nhất 30 giây sau đó nhổ ra. Bạn cũng có thể súc miệng với nước muối ấm để đạt kết quả tốt hơn.
18. Chấm nhẹ 2 giọt dầu trà xanh trực tiếp lên các vết loét, cách này sẽ giảm bớt sự tấy đỏ xung quanh vết loét, đồng thời giảm bớt sự viêm nhiễm.
19. Một cách nhanh gọn khác để trị viêm loét miệng trong thời gian ngắn đó là sử dụng nước ép quả nam việt quất.
20. Thậm chí bạn có thể sử dụng sữa chua nguyên chất để trị các vết lở miệng.