Bé trai Hà Nội bị đuối nước, may mắn thoát "án tử" vì được thày dạy bơi sơ cứu đúng cách

Sự kiện: Sống khỏe

Bố của bé trai cho biết con mình may mắn vì được các thầy sơ cứu đúng cách nên đã không còn nguy hiểm tính mạng.

"Khi con được vớt lên, mọi người xung quanh hướng dẫn bế dốc ngược lên chạy nhưng 2 thầy dạy bơi đã không nghe theo mà nhanh chóng hồi sức tim phổi đúng cách cho con, nên giờ con mới nhanh chóng khoẻ mạnh thế này. Giờ có thời gian để tìm hiểu tôi mới thấy con tôi may mắn quá vì các thầy đã không làm theo các hướng dẫn sai cách kia, không thì con đã nguy hiểm tính mạng".

Đây là lời tâm sự của mẹ bé G.B (9 tuổi, ở Hà Nội) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống khỏi tình trạng rất nguy kịch do đuối nước.

Trẻ bị ngạt nước được cấp cứu tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC

Trẻ bị ngạt nước được cấp cứu tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC

Gia đình cho biết, trẻ bị đuối nước tại bể bơi và được đưa lên trong tình trạng không tỉnh, không thở, tím tái toàn thân. Rất may mắn, trẻ đã ngay lập tức được cấp cứu ép tim, thổi ngạt liên tục, đúng cách mà không làm theo phương pháp sai lầm mà mọi người vẫn thường mắc phải là dốc ngược trẻ lên chạy, làm mất thời gian vàng để cứu sống trẻ. Sau cấp cứu khoảng 15 phút, trẻ có nhịp thở lại và được chuyển tới cơ sở y tế.

Mặc dù trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải áp dụng hồi sức tích cực, thở máy…, tuy nhiên chỉ sau 2 ngày, trẻ đã bỏ được máy thở. Hiện tại, trẻ hoàn toàn tỉnh táo và chuẩn bị được xuất viện.

Bé G.B được các thầy dạy bơi cấp cứu đúng cách tại bể bơi. Ảnh: BVCC

Bé G.B được các thầy dạy bơi cấp cứu đúng cách tại bể bơi. Ảnh: BVCC

Theo TS.BS. Phan Hữu Phúc – Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khoẻ Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ đuối nước rất quan trọng vì nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu oxy. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 3-5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh. 

Do đó, khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay vì đây là thời điểm vàng để cứu sống trẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Bác sĩ báo động về việc người lớn sơ cứu sai cách khi trẻ bị đuối nước

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 3 trẻ đuối nước trong tình trạng nguy kịch, có trẻ đã không qua khỏi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN