8 loại nước uống tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ưu tiên những thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, tăng sức đề kháng giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

I. Người bệnh viêm đường tiết niệu cần uống nhiều nước

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là E.coli.

Vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang, niệu quản, thận. Biểu hiện là các triệu chứng như: Sốt cao, đái buốt, đái rắt, nước tiểu đục, nước tiểu có máu, mủ, đau thắt lưng…

Để điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần dùng kháng sinh theo đúng chỉ định. Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu. Khi uống nhiều nước, người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, nhờ đó giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu dễ dàng.

Người bệnh phải đảm bảo uống nhiều nước, khoảng trên 2 lít/ngày. Nên uống nước vào ban ngày, không uống vào ban đêm dễ gây mất ngủ vì phải thức dậy đi tiểu nhiều.

Người bệnh viêm đường tiết niệu cần uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, giúp loại bỏ vi khuẩn.

Người bệnh viêm đường tiết niệu cần uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, giúp loại bỏ vi khuẩn.

II. Các loại nước uống có lợi cho người bệnh viêm đường tiết niệu 

Trong chế độ ăn uống, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, tăng sức đề kháng để góp phần tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi.

Bệnh nhân có thể tham khảo một số loại nước uống giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu được chế từ những thực phẩm quen thuộc như: rau má, rau dền, đậu xanh, râu ngô, dừa, bông mã đề, rễ cỏ tranh… Những loại thực phẩm này rất giàu vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, chúng có tác dụng lợi tiểu giúp thúc đẩy loại bỏ vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu.

1. Nước rau má

Dùng nước ép rau má riêng hoặc kết hợp rau má với mía đỏ nấu nước uống.

- Nguyên liệu: Rau má 50g, mía đỏ 100g.

- Cách dùng: Rau má nhặt kỹ, rửa sạch xay nhỏ, ép lấy nước đặc. Mía đỏ ép lấy nước trộn đều với nước rau má, chia uống trong ngày.

Nước rau má có tác dụng lợi tiểu.

Nước rau má có tác dụng lợi tiểu.

2. Nước rau dền

- Nguyên liệu: Rau dền cơm 50g, lá bông mã đề 30g, cam thảo đất 10g.

- Cách dùng: Tất cả rửa sạch, ép lọc lấy nước, uống trong ngày.

3. Nước đậu xanh đường phèn

- Nguyên liệu: Đậu xanh để cả vỏ 100g, đường phèn 20g.

- Cách dùng: Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi thêm nước đun thật kỹ, chắt lấy nước đặc. Sau đó cho thêm đường phèn vào quấy đều, chia uống trong ngày.

Nước đậu xanh.

Nước đậu xanh.

4. Nước giá đậu xanh đường phèn

- Nguyên liệu: Giá đậu xanh 200g, lá bông mã đề 30g, đường phèn 30g.

- Cách dùng: Rửa sạch giá đậu xanh và lá bông mã đề, ép lọc lấy nước. Sau đó cho thêm đường phèn vào quấy đều, chia uống trong ngày.

5. Nước dừa, mía đỏ

- Nguyên liệu: Dừa 1 quả, mía đỏ 100g.

- Cách dùng: Dừa bổ lấy nước. Mía đỏ ép lấy nước. Trộn nước dừa và nước mía quấy đều, chia uống trong ngày.

6. Nước râu ngô

Có thể dùng riêng râu ngô hoặc dùng râu ngô kết hợp lá bông mã đề nấu nước uống.

- Nguyên liệu: Râu ngô 50g, lá bông mã đề (30g), đường trắng (20g).

- Cách dùng: Râu ngô, lá mã đề rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, cho đường vào quấy đều uống dần trong ngày.

8 loại nước uống tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu - 4

Nước râu ngô giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu.

7. Nước lá bông mã đề

Dùng lá mã đề tươi đun nước uống thay trà trong ngày. Hoặc dùng lá bông mã đề kết hợp râu ngô như trên nấu nước uống.

8. Nước rễ cỏ tranh

Dùng riêng rễ cỏ tranh hoặc dùng rễ cỏ tranh kết hợp với vỏ quả dưa hấu và mía đỏ nấu nước uống.

- Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 20g, vỏ quả dưa hấu 50g, mía đỏ 50g.

- Cách dùng: Rễ cỏ tranh rửa sạch, vỏ quả dưa hấu thái nhỏ, mía đỏ 50g chẻ nhỏ. Tất cả cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước uống trong ngày.

Rễ cỏ tranh kết hợp với mía nấu nước uống tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu.

Rễ cỏ tranh kết hợp với mía nấu nước uống tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu.

Lưu ý: Người bệnh viêm đường tiết niệu nên hạn chế sử dụng bia rượu và các loại đồ uống như: cà phê, nước ngọt có gas… Vì những loại đồ uống này có thể gây kích thích bàng quang, có thể khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

9 món ăn, bài thuốc dân gian sử dụng tại nhà cho người bị viêm họng

Họng là nơi giao thông giữa khí quản với thực quản, nên các bệnh ở họng có liên quan mật thiết đến các bệnh ở phế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Thu Lan ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN