57 người tử vong vì bệnh dại, dấu hiệu nhận biết bệnh dại ở người

Sự kiện: Sống khỏe

Bệnh dại là một trong những bệnh lâu đời và nguy hiểm nhất. Khi đã có dấu hiệu lâm sàng thì tỷ lệ tử vong là 100%.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương (Bộ Y tế), cơ quan thường trực của Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, từ đầu năm đến nay đã có 57 người tử vong vì bệnh dại tại 29 tỉnh thành. Con số này cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái và đáng lo ngại vì đã có các trường hợp bệnh dại xuất hiện ở những tỉnh trước đây không có trường hợp bệnh nào.

Người mắc bệnh dại sẽ có các dấu hiệu đau hoặc ngứa ở vết cắn. 

Người mắc bệnh dại sẽ có các dấu hiệu đau hoặc ngứa ở vết cắn. 

Bệnh dại là một trong những bệnh lâu đời và nguy hiểm nhất. Khi đã có dấu hiệu lâm sàng thì tỷ lệ tử vong là 100%. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 70-110 người tử vong vì bệnh dại trong vòng 10 năm qua.

Người mắc bệnh dại sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây: Đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp); Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2 - 4 ngày; Sợ nước, ở giai đoạn sau chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng; Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng; Sợ hãi khi cảm thấy cái chết sắp xảy ra; Tăng động, tức giận, bứt rứt hoặc trầm cảm; Thời gian phát bệnh thường là 2 - 3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5 - 6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.

Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh hiệu quả nhưng ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 59.000 người ở hơn 150 quốc gia, chủ yếu từ những nhóm dân cư nghèo hoặc dễ bị tổn thương, tử vong do bệnh dại. Khoảng 40% nạn nhân là trẻ em dưới 15 tuổi.

Theo các chuyên gia, các nước cần hành động, đầu tư để loại trừ bệnh dại và tăng cường hệ thống y tế và hệ thống thú y qua đó giảm số tử vong mà có thể phòng được.

Nhân ngày thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh hợp tác đa ngành hơn nữa nhằm gia tăng sự sẵn có, khả năng tiếp cận và khả năng chi trả vắc xin cho người và động vật; tăng cường nhận thức của người dân về bệnh dại; và đạt được mục tiêu “biến cam kết thành hành động” ở cấp cao để chấm dứt bệnh dại.

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện FAO, nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi Chính phủ, các đối tác trong nước và quốc tế cùng nhau nỗ lực gia tăng độ bao phủ của vắc xin phòng ngừa bệnh dại cho chó và chấm dứt tử vong ở người do bệnh dại ở Việt Nam. Chúng ta có vắc xin tốt có thể giảm tối thiểu nguy cơ bệnh dại lây truyền qua chó”.

“Trong khi cuộc chiến chống COVID-19 vẫn đang còn tiếp diễn, chúng ta không được để gián đoạn nỗ lực chung nhằm đảm bảo các dịch vụ y tế quan trọng, bao gồm chương trình loại trừ bệnh dại quốc gia”, tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát bệnh dại sau 3 năm bị chó cắn

Nguy cơ nhiễm bệnh dại tùy thuộc lượng virus trong nước bọt chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay không làm rách da. Tuy nhiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN