4 điều phụ huynh cần lưu ý để bảo vệ trẻ trước mùa cao điểm bệnh thủy đậu

Sự kiện: Bệnh thủy đậu

Mùa đông xuân hàng năm, cùng với các dịch bệnh truyền nhiễm khác, dịch bệnh thủy đậu rất dễ gia tăng và lây lan, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh chủ quan, cho rằng thuỷ đậu là một bệnh lành tính nên chưa chủ động cho con đi tiêm ngừa.

Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cho biết, mùa đông xuân hàng năm, cùng với các dịch bệnh truyền nhiễm khác, dịch bệnh thủy đậu rất dễ gia tăng và lây lan, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh chủ quan, cho rằng thuỷ đậu là một bệnh lành tính nên chưa chủ động cho con đi tiêm ngừa.

Theo đó các chuyên gia lưu ý các mẹ 4 điều dưới đây để chủ động phòng ngừa dịch bệnh thủy đậu cho trẻ

Trẻ từ 2-7 tuổi - “nạn nhân” phổ biến nhất của bệnh thuỷ đậu

Thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện. Thống kê của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho thấy 90% số ca nhiễm thủy đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.

Điều đáng nói là trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) thường không biết cách thể hiện chính xác những cảm giác đau, khó chịu để bố mẹ hiểu, đồng thời khó kiểm soát các cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra. Hậu quả là trẻ thường dùng tay gãi, làm vỡ các mụn nước, tăng nguy cơ để lại sẹo sau này.

4 điều phụ huynh cần lưu ý để bảo vệ trẻ trước mùa cao điểm bệnh thủy đậu - 1

Môi trường đông người là những “ổ” bệnh tiềm ẩn

Thuỷ đậu lây nhiễm qua cả hai con đường: Gián tiếp (do hít phải chất dịch chứa vi rút khi người bệnh ho, nói chuyện…) hoặc trực tiếp (qua tiếp xúc với dịch hầu họng hoặc từ mụn nước của bệnh nhân). Nghĩa là, chỉ cần các bé nói chuyện hay chơi cùng bạn bè bị nhiễm thủy đậu khi đi học, khả năng bé bị lây bệnh rất cao. Nguy hiểm hơn, ngay trong thời gian ủ bệnh (khoảng 10-15 ngày), người bệnh không hề hay biết nhưng vẫn có thể âm thầm lây nhiễm cho người khác.

Chị A.L (Phường Yên Hòa- Quận Cầu Giấy- TP Hà Nội) lo lắng: “Mỗi khi đi đến những chỗ đông người, mình thường cho con đeo khẩu trang, nhưng làm sao cản con đi học tiếp xúc, vui chơi cùng bạn bè được. Cứ mỗi lần nghe thông báo có bạn trong lớp mắc bệnh, vợ chồng mình lại sốt vó, đừng ngồi không yên.”

Trẻ nhiễm bệnh, cả nhà “gánh” lo

Thuỷ đậu thường kéo dài từ 10-15 ngày nên một khi trẻ nhiễm bệnh, bố mẹ thường phải nghỉ làm khá nhiều để ở nhà chăm sóc. Hơn nữa, khi một người trong gia đình mắc bệnh thì các thành viên còn lại cũng cần được cách ly do có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tổn thương và biến chứng nguy hiểm của thúy đậu

4 điều phụ huynh cần lưu ý để bảo vệ trẻ trước mùa cao điểm bệnh thủy đậu - 2

Các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ cần tiêm vắc xin đầy đủ để phòng ngừa dịch bệnh, trong đó có dịch bệnh thủy đậu cho trẻ

Những triệu chứng phiền toái của bệnh thực sự là “ác mộng” với bé khi xuất hiện các thương tổn trên thân mình, mặt, da đầu, tứ chi. Những thương tổn này tiến triển qua các giai đoạn: vết ban, nốt sần, mụn nước, mụn mủ. Trẻ khỏe mạnh có thể có trung bình khoảng 300 thương tổn trên da, gây ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Không khéo kiêng cữ, chăm sóc, những vết mụn nước có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Điều này sẽ tước mất sự tự tin và cơ hội thành công của trẻ trong tương lai.

Theo các chuyên gia y tế, thủy đậu vốn là một bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau ngực, khó thở, tím tái, ho ra máu. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê… thậm chí tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nên tiêm văc xin ngừa thủy đậu để phòng bệnh. Tiêm phòng giúp 90% tránh được bệnh, 10% còn lại có thể mắc bệnh nhưng nhẹ hơn và ít nguy cơ biến chứng.

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, người dân thực hiện một số biện pháp sau:

1. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

2. Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
5. Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
Trong đó trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi cần được tiêm 1 liều vắc xin ngừa thủy đậu, thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên cần được tiêm 2 liều (cách nhau ít nhất 6 tuần)

Phụ nữ khi có kế hoạch sinh con, nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng để phòng bệnh hiệu quả và tránh lây truyền từ mẹ sang con.

Vắc xin ngừa thủy đậu có mặt tại hầu hết các cơ sở y tế trên khắp cả nước.

Tắm nước lá chữa thuỷ đậu cho con, bố mẹ bàng hoàng vì biến chứng

Thấy con có biểu hiện bệnh thuỷ đậu, nhiều cha mẹ lấy nước lá thuốc tắm cho con dẫn đến biến chứng, thậm chí nhiễm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoàng (Sức Khỏe & Đời Sống)
Bệnh thủy đậu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN