2 anh em ruột tử vong do nhiễm vi khuẩn ăn mòn cơ thể Whitmore: 2 trẻ có lây cho nhau?

Hai trường hợp là anh em ruột, một trẻ 5 tuổi, một trẻ hơn 1 tuổi vừa tử vong, chỉ cách nhau trong thời gian ngắn.

Liên quan đến sự việc 2 anh em ruột ở Hà Nội tử vong do nhiễm vi khuẩn ăn mòn cơ thể Whitmore, nhiều người xót xa đặt câu hỏi: Liệu có phải 2 trẻ này lây nhau? 

Chiều 18/11, tại Hội nghị Công tác phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân, trao đổi với PV, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội khẳng định: “Chưa đủ bằng chứng hai trẻ tử vong do whitmore ở Sóc Sơn lây nhau. Hai trường hợp một cháu sinh năm 2014, một cháu sinh năm 2018, việc hai cháu bị bệnh cách nhau thời gian ngắn (ngày 30-10 và 16-11), cùng địa điểm là điều đáng quan tâm”. Ông Cảm cho biết, hiện nay theo điều tra dịch tễ chưa có gì đặc biệt. Gia đình hai cháu bé khỏe mạnh, bố mẹ đi làm ở công ty ở Khu công nghiệp Quang Minh. Tại trường học và hàng xóm chung quanh cũng không có trường hợp mắc bệnh tương tự.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội tiếp tục điều tra và khuyến cáo người dân chủ động tích cực theo dõi trên địa bàn Hà Nội và tiếp tục có điều tra tiếp theo.

“Người dân không quá hoang mang vì bệnh không gây thành dịch và số mắc ít. Đặc biệt, những người bệnh lý nên có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Hiện, đang triển khai biện pháp chủ động phòng chống”, ông Cảm nhấn mạnh. 

Theo ông Cảm, bệnh whitmore là bệnh do loại vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập qua vết thương do tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Biện pháp cơ bản là vệ sinh cá nhân, sử dụng trang thiết bị bảo hộ khi tiếp cận nguồn ô nhiễm. khi có biểu hiện bệnh cần tới cơ sở y tế để khám, điều trị.

Trường hợp nào tử vong, ngành y tế đều điều tra xác minh tích cực, kịp thời. Chúng tôi đã tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về căn bệnh, để người dân tránh hoang mang. Tuyên truyền biện pháp vệ sinh, tiến hành các bước khử khuẩn, phòng tránh như vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi. Khi tiếp xúc với đất cần dùng trang bị bảo hộ. Khi có biểu hiện bệnh thì cần đến cơ sở y tế.

Trước đó, sự việc đau lòng xảy ra với vợ chồng anh T.V.C và chị T.T.N.Q, trú tại xã Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội. Trong vòng nửa tháng, 2 đứa con nhỏ là 2 cháu trai 2 và 5 tuổi của vợ chồng anh C. lần lượt ra đi với chung kết quả dương tính với vi khuẩn gây bệnh whitmore.

Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitmore

Theo các chuyên gia, dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitmore thường là sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện này xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp với đất thì bác sĩ hãy nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitmore và cho chỉ định cấy máu, mủ, đờm hoặc nước tiểu ngay.

Do đó, đối với người nhiễm bệnh, nếu có triệu chứng như: Sốt cao, rét run hay mệt mỏi do nhiểm khuẩn huyết, áp xe ở các tạng… trên thì phải đến ngay các bệnh viện uy tín để được khám và điều trị bệnh.

Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công.

Nguồn: [Link nguồn]


Thương tâm 2 anh em ruột tử vong do nhiễm vi khuẩn ăn mòn cơ thể Whitmore

Trưa 18/11, đại diện BV Nhi Trung ương xác nhận có 2 trẻ vừa tử vong do nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN