Những thói quen vô tình gây hại cho hệ thống phanh ôtô

Sự kiện: Xe độc dị

Một trong những nguyên nhân khiến phanh tay xe ô tô nhanh hỏng chính là do thói quen sai lầm của cánh tài xế.

Hiện nay, phần lớn ô tô phổ thông tại Việt Nam vẫn sử dụng phanh tay cơ khí truyền thống. Phanh tay thường được thiết kế dạng tay nắm, bố trí gần bệ tì tay trung tâm giữa ghế lái và ghế phụ. Ngoài ra, trên một số xe số tự động, phanh tay được thiết kế theo kiểu nút bấm, đặt gần bệ cần số hoặc kiểu bàn đạp ở dưới chân trái.

Những thói quen vô tình gây hại cho hệ thống phanh ôtô - 1

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phanh tay thường rất hay hỏng nếu dùng sai cách. Dấu hiệu bị hỏng có thể nhận biết như phanh mất bám, bị bó, không nhả, chân phanh hơi rung ngược lại bàn chân khi thao tác phanh, xe bị chệch hướng khi phanh, đặt chân phanh có cảm giác nặng hoặc “âm” chân, có tiếng kêu khi phanh và cuối cùng hỏng các công nghệ hỗ trợ. Một trong những nguyên nhân khiến phanh tay xe ô tô nhanh hỏng chính là do thói quen sai lầm của cánh tài xế.

Kéo phanh tay sau khi về số P

Sai lầm hay mắc phải nhất phải nói tới là tài xế hay kéo phanh tay sau khi về số P. Dù thói quen này mới không sao nhưng về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ và độ bền của cơ cấu bánh răng cóc bên trong hộp số. Nếu bánh răng cóc phải chịu toàn bộ khối lượng của chiếc xe lâu ngày dẫn đến bị mài mòn, thậm chí có thể bị phá vỡ nếu tác động mạnh.

Những thói quen vô tình gây hại cho hệ thống phanh ôtô - 2

Phanh tay là cứu cánh giúp giữ xe đứng yên ngay cả khi bánh răng cóc không thể giữ hộp số. Nếu về số P trước, vì có khoảng hở dù khá nhỏ giữa bánh răng cóc và ngàm giữ nên trục ra của hộp số sẽ quay, tăng sức ép lên bánh răng cóc, sức ép này càng lớn nếu độ dốc nơi đỗ càng cao. Áp lực này về lâu dài có thể gây mòn chi tiết cơ khí. 

Rà phanh khi đổ dốc có thể gây cháy hoặc mất phanh

Thói quen tiếp theo của tài xế mới là rà phanh khi đổ dốc hoặc xuống đèo. Việc rà phanh sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn có thể gây cháy và cong vênh má phanh với phanh đĩa, hoặc trống phanh với phanh tang trống. Có thể dẫn đến tình trạng mất phanh, nguy hiểm đến tính mạng người ngồi bên trong xe.

Sai lầm khi quên hạ hoặc hạ chưa hết thắng tay

Đối với trường hợp người sử dụng ô tô quên hạ hoặc hạ chưa hết thắng tay và cho xe vận hành sẽ khiến guốc phanh, má phanh vẫn còn áp sát vào tang trống hoặc đĩa phanh. Ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sinh nhiệt lớn khi xe chạy, làm má phanh có thể bị cháy. Bên cạnh đó, các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng có thể bị hỏng. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.

Những thói quen vô tình gây hại cho hệ thống phanh ôtô - 3

Xe chưa dừng đã hạ phanh tay 

Trong trường hợp xe đang di chuyển hay chưa dừng lại hẳn, nếu tài xế sơ suất kéo phanh tay, lực phanh tác động lên 2 bánh sau có thể dẫn đến hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm. 

Quên không kéo phanh tay khi đỗ xe

Một trong những lỗi mà các lái xe thường gặp chính là việc quên kéo phanh tay khi đỗ xe. Điều này có thể gây ra những va chạm, tai nạn ngoài ý muốn. Một số tài mới thường quên hoặc chủ quan cho rằng khi đỗ xe, chuyển cần số về P thì xe sẽ đứng yên. Tuy nhiên, dù cần số đã chuyển về P, xe không thể di chuyển do hộp số giữ lại, nhưng có nhiều trường hợp xe đỗ tại những địa điểm có độ dốc lớn, xe chịu tải nặng hay vì lý do nào đó có thể gây sự cố, số P mất tác dụng và bánh răng cóc mòn nhanh.

Những thói quen vô tình gây hại cho hệ thống phanh ôtô - 4

Lúc này nếu không gài thắng tay sẽ làm xe bị trôi và rất dễ xảy ra va chạm. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi sử dụng ô tô các lái xe nên tập thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.

Những chi tiết trên xe ôtô cần bảo dưỡng sau khi đi mưa

Tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, nước bẩn làm tăng nguy cơ han rỉ của các chi tiết dưới gầm xe dẫn đến hiện tượng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Nhật ([Tên nguồn])
Xe độc dị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN