Clip: Bị xe cần cẩu ép "không lối thoát", ô tô gặp đại họa trên cầu

Sự kiện: CAMERA 24H

Trong lúc vượt xe, ô tô con bất ngờ bị xe cần cẩu chèn ép khiến tài xế không có lối thoát phải tông xe vào dải phân cách bê tông trên cầu.

Hình ảnh vụ tai nạn kinh hoàng trên cầu Thanh Trì, Hà Nội được chia sẻ trên nhóm Facebook OFFB cho thấy, sau khi chèn ép khiến ô tô con gặp nạn, xe cần cẩu không dừng lại mà chạy “mất hút”.

Hiện chưa rõ vụ tai nạn được giải quyết như thế nào nhưng sự việc là bài học kinh nghiệm cho các tài xế khi vượt xe và di chuyển bên cạnh các xe tải lớn cần tránh đi vào vùng "điểm mù".

Trao đổi với PV về các quy định về chuyển làn, vượt xe và chế tài xử phạt, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết, Luật giao thông đường bộ quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Về việc xử lý lỗi chuyển làn với người điều khiển xe ô tô, luật sư Kiên cho biết, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100/2019/NĐ-CP), sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng đối với người điều khiển xe ô tô chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

Về quy định vượt xe, luật sư Lê Văn Kiên cho biết: Luật giao thông đường bộ cũng có quy định về vượt xe (điều 14), theo đó xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải (khoản 2, điều 14, Luật giao thông đường bộ).

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Xe không được vượt khi không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14, Luật giao thông đường bộ; Trên cầu hẹp có một làn xe; Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế…

Về xử phạt, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với người điều khiển xe ô tô vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Với hành vi vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông, tài xế điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Về việc phương tiện liên quan tới vụ tai nạn không dừng lại, luật sư Kiên cho biết, theo quy định, người điều khiển xe ô tô có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

“Với hành vi điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn, tài xế sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng”. – luật sư Kiên nói.

“Điểm mù” của xe ô tô được hiểu là vùng không gian mà lái xe không quan sát được khi ngồi ở tư thế lái bình thường, không xoay đầu hoặc nghiêng người, kể cả có sự trợ giúp của gương chiếu hậu. Nói cách khác, điểm mù là vùng không gian bên ngoài xe bị che khuất, không nằm trong tầm nhìn của lái xe; nhất là phương tiện xe tải lớn, xe xi-tec, xe kéo container.

Clip: Bị xe cần cẩu ép "không lối thoát", ô tô gặp đại họa trên cầu - 1

1. Điểm mù phía trước xe, tạo ra bởi chiều cao đầu xe; 2. Điểm mù hai bên là vùng gương chiếu hậu không thể chiếu tới; 3. Điểm mù phía sau xe. (Ảnh: Csgt.vn)

Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ… được khuyến cáo tuyệt đối không đi gần, đi phía trước đầu xe hoặc đi sát hai bên thành xe vì rất có thể sẽ rơi vào “điểm mù” của người lái xe. Khi đến các đoạn đường cong cua hoặc cần chuyển hướng, xe mô tô, xe thô sơ nên giảm tốc độ, nhường đường cho các loại xe ô tô đi trước, tuyệt đối không được vượt qua xe ô tô khi các phương tiện đó đã có tín hiệu chuyển hướng.

Nguồn: [Link nguồn]

Clip: Mắc sai lầm, nam tài xế phóng xe máy đụng độ trực diện xe “kẹp 3”, 3 người nằm gục

Vừa tăng tốc di chuyển sang phần đường bên trái để vượt ô tô, nam tài xế đi xe máy tông trực diện xe máy chở 3 người chạy ngược chiều.

Theo Minh Khang ([Tên nguồn])
CAMERA 24H Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN