Kỳ thú máy tính siêu nhỏ chỉ bằng hạt gạo

Máy tính siêu nhỏ M^3 có cách tương tác kỳ lạ thông qua tiếp xúc với ánh sáng đang hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng. 

Sản phẩm trên do Giáo sư David Blaauw cùng với 5 sinh viên tại Đại học Michigan (Mỹ) sáng tạo ra. M^3 không có bàn phím, chuột. Thiết kế đó đặt ra không ít thách thức cho các nhà phát triển, nhất là trong việc tìm ra cách thức để tương tác với máy tính.

Kỳ thú máy tính siêu nhỏ chỉ bằng hạt gạo - 1

Giải pháp cuối cùng được các nhà phát triển áp dụng cho M^3 đó là có khả năng lập trình và sạc năng lượng qua ánh sáng. Khi đèn sáng ở tần số cao sẽ cho phép gửi thông tin tới máy tính. Sau đó nó có thể xử lý dữ liệu và gửi tới một máy tính khác thông qua các tần số radio. Trong khi đó, bộ vi xử lý Phoenix bên trong máy tính chỉ cần tới 500 pW ở chế độ chờ và nó có thể sạc năng lượng trong phòng ngay cả khi không có ánh sáng mặt trời tự nhiên.

Hiện các chuyên gia y học đang rất quan tâm tới loại máy tinh siêu nhỏ này. Bởi vì với một thiết bị như vậy nó có thể gắn vào bên trong cơ thể con người, cùng các tính năng như chụp ảnh, đọc nhiệt độ và ghi lại các chỉ số huyết áp sẽ có thể đem lại những lợi ích cho ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe. Không chỉ thế, ngành công nghiệp dầu khí cũng rất thích thú với M^3. Máy tính siêu nhỏ có thể sẽ rất hữu dụng trong việc phát hiện ra nhưng túi dầu sau khi được đưa vào các giếng dầu. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Văn Biên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN