Vay cả tỷ đô, Việt Nam không biết tiêu thế nào?

Sự kiện: Kinh Doanh

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) thống kê, hiện có 26 khoản vay với tổng trị giá là hơn 3,4 tỷ USD ký mới từ năm 2016 đến nay, có nhu cầu giải ngân nhưng chưa được đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Điều ông muốn nói là kế hoạch đầu tư công trung hạn bố trí thiếu so với nhu cầu dẫn tới việc giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài chậm trễ.

Vay cả tỷ đô, Việt Nam không biết tiêu thế nào? - 1

Tiến độ giải ngân vốn ODA và ưu đãi nước ngoài đang quá chậm. Ảnh minh họa.

Tại "Hội nghị trực tuyến thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài năm 2019" mới đây, ông Long cho biết, giải ngân vốn nước ngoài cho cấp phát đầu tư phát triển trong nửa đầu năm nay mới đạt 2.050 tỷ đồng, đạt 3,42% kế hoạch vốn Quốc hội giao.

Khoản cho vay lại với chính quyền địa phương trong nửa năm qua cũng chỉ đạt khoảng 216 tỷ đồng, đạt 1,26% kế hoạch.

Đây là tiến độ theo ông là rất chậm. Một phần nguyên nhân theo ông bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới giao kế hoạch bằng 48% kế hoạch vốn Quốc hội giao. Điều này khiến nhiều bộ, ngành địa phương không có nguồn vốn để giải ngân, trong khi nhu cầu thực hiện các dự án là rất cấp bách.

Thậm chí, một số dự án đã hết thời hạn giải ngân nhưng vấn được bố trí kế hoạch vốn như: Dự án Xây dựng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Dự án Tăng cường hệ thống y tế tuyến tỉnh - tỉnh Thanh Hóa; Chương trình đào tạo nghề 2008 (Đức).

Cũng về sự chậm trễ trên, ông Eric Sidgwick – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam thẳng thắn, tốc độ giải ngân trung bình của Việt Nam hiện tại chỉ bằng một nửa giai đoạn trước và bằng một nửa so với các nước cùng nhận tài trợ. Vị này bày tỏ quan ngại về tình trạng trên.

Điều này theo ông không chỉ tác động tới hiệu quả dự án mà còn ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại diện ADB chỉ ra, ngay cả một thay đổi nhỏ trong các dự án như bổ sung phạm vi, gia hạn khoản vay trong 6 tháng, thay đổi cơ cấu chi phí, sử dụng các khoản dự phòng,.. cũng phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. Trong khi chờ điều chỉnh chủ trương đầu tư, các bên không thể bắt đầu bất cứ việc chuẩn bị nào và các hoạt động thanh toán cũng bị tạm dừng.

Vị này đề xuất cần đơn giản hóa mạnh mẽ và giảm số lượng các bước phê duyệt để phân cấp nhiều hơn đến mức tối đa có thể./.

Chính phủ vay nợ hơn 2,37 triệu tỷ đồng

Dư nợ công đến ngày 31.12.2016 là 2.868.881 tỷ đồng

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN