Núi rác cao hơn tòa nhà 15 tầng, nơi đứa trẻ lên 5 cùng hàng nghìn người mưu sinh

Ngay cả trong những cơn mưa như trút nước hay vào giữa đêm, những người nghèo vẫn ra ngoài nhặt rác, đeo đèn pha để kiếm sống trong một núi rác hôi thối cao hơn tòa nhà 15 tầng.

Những người nhặt rác, với đôi ủng nhựa rách nát, sử dụng một công cụ kim loại có tên là "ganco" để lựa những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng, sau đó vòng tay qua đầu thả “chiến lợi phẩm” tìm được vào giỏ lớn đeo sau lưng. Một vài người thậm chí còn nhặt rác bằng tay không.

Núi rác cao hơn tòa nhà 15 tầng là nơi kiếm sống của hơn 6000 người (Nguồn: NYTimes)

Núi rác cao hơn tòa nhà 15 tầng là nơi kiếm sống của hơn 6000 người (Nguồn: NYTimes)

Mùi hôi thối bao trùm khắp cả bãi rác, nhưng đó chỉ là một trong nhiều mối nguy hiểm tại nơi làm việc của những người nghèo này. Khi họ vượt qua những mớ bòng bong tìm kiếm từng tấm gỗ, bìa cứng, vải nhựa và bất cứ thứ gì có thể tái chế, họ phải cẩn thận không đến quá gần máy ủi đang san những núi rác. Sạt lở là một mối nguy hiểm luôn thường trực.

Đây là Bantar Gebang, một trong những bãi chôn lấp rác lớn nhất thế giới, với diện tích lớn hơn 200 sân bóng đá quốc tế, tiếp nhận 7.000 tấn chất thải mỗi ngày từ Jakarta, thủ đô Indonesia.

Hàng chục ngôi làng nghèo khó hình thành xung quanh những núi rác này. Chính quyền địa phương cho biết có đến 6.000 người đang sinh sống tại khu vực gần bãi rác và kiếm sống bằng nghề nhặt rác.

Mối nguy hiểm luôn rình rập những người nghèo tại bãi rác lớn nhất thế giới này (Nguồn: NYTimes)

Mối nguy hiểm luôn rình rập những người nghèo tại bãi rác lớn nhất thế giới này (Nguồn: NYTimes)

Trong vài gia đình, thậm chí những đứa trẻ vừa lên 5 đã phải đi theo ba mẹ để nhặt rác, theo Asep Gunawan, trưởng quận Bantar Gebang, khu vực có bãi rác. “Khu vực đó có trường học dành cho những đứa trẻ này. Nhưng khi hết giờ học, chúng sẽ trợ giúp gia đình đi nhặt rác”, ông Asep cho biết. “Việc nhặt rác với một que sắt cũng không quá khó khăn. Chúng không có lựa chọn nào khác, vì nhà chúng quá nghèo”.

Những người nhặt rác, được gọi là “pemulung”, có thể kiếm được từ 2 USD đến 10 USD mỗi ngày từ những thứ mà họ nhặt được. Ngay cả xương động vật được thải ra từ các nhà hàng của thành phố cũng có thể giúp họ kiếm được chút tiền bởi chúng có thể được sử dụng để làm vật liệu sản xuất gạch lát sàn hoặc bê tông.

Các quy định biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng bởi chính phủ Indonesia chính thức có hiệu lực trong tháng 4 tại Bantar Gebang, qua đó buộc nhiều người làm nghề nhặt rác phải tạm dừng công việc thường nhật. “Dịch bệnh Covid-19 đang lây lan trên toàn thế giới, điều đó khiến cho cuộc sống hiện tại của những người nghèo này càng trở nên khó khăn hơn”, Resa chia sẻ. “Phần lớn những người nhặt rác phải ở nhà do họ không thể bán được những thứ họ thu nhặt được nữa”.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo NYTimes) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN