Nông dân livestream bán nông sản, nghề mới cứu sống nhiều vùng quê Trung Quốc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Khi Covid-19 khiến cả Trung Quốc gần như ngừng hoạt động, ngành nông nghiệp nước này không thể bán sản phẩm như trước. Nhiều nông dân đã tận dụng cơ hội thương mại điện tử để đưa nông sản của họ lên mạng xã hội.

Vài năm sau khi Li Jinxing tốt nghiệp đại học, anh trở về quê hương của mình để làm một nông dân trồng hoa. Một ngày dịch bệnh kéo dài nhưng thói quen công việc thì vẫn vậy: dậy sớm và chăm sóc hoa vào buổi sáng; tỉa và gói những bông hoa nở vào buổi chiều; giao các bưu kiện được xếp chồng lên nhau một cách cẩn thận trong xe tải cho khách hàng vào tối muộn. Đây là công việc gia truyền của gia đình anh đã duy trì qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, tất cả đang trên bờ vực kết thúc khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.

Nông dân livestream bán nông sản, nghề mới cứu sống nhiều vùng quê Trung Quốc - 1

Li, 27 tuổi, nhớ chính xác thời điểm anh nghe tin về đợt bùng phát Covid-19 là quá nửa đêm vào ngày 20 tháng 1 năm 2020. Chỉ còn 5 ngày nữa là Tết Nguyên Đán và anh đã dành cả ngày để thu hoạch hoa để chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ. Khi lướt qua Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, anh đã nghe thoáng qua về căn bệnh này. Li không biết phải làm gì.

Nhưng khi lệnh đóng cửa cả nước được ban hành, sự hoảng loạn bắt đầu xuất hiện. Công ty logistics mà Li sử dụng dịch vụ đã tạm đóng cửa. Li không có bất kỳ cách nào để giao hàng. Anh bất lực nhìn hoa của mình giảm giá mạnh mà vẫn không bán được. Cuối cùng, hàng chục nghìn bông hoa chờ trong kho bị hư hỏng.

Sau nhiều tuần trôi qua, Li tính những ngày mình có thể tiếp tục chi trả cho nông trại, những ngày anh còn đủ khả năng để duy trì công việc kinh doanh của mình. Sau đó, ngày 11/2, anh nhận được tin nhắn của một người bạn cũ, Ao Fenzhen, giám đốc điều hành của một công ty phân phối – một trong những nhà bán lẻ online lớn nhất Trung Quốc đã đề nghị giúp đỡ những người nông dân bằng cách sử dụng livestream để tiếp cận người tiêu dùng.

Họ sẽ phát sóng bán hàng một vài giờ mỗi ngày trên ứng dụng JD Live để giới thiệu các sản phẩm khác nhau và trả lời các câu hỏi từ những người mua tiềm năng. Công ty sẽ cung cấp quyền truy cập vào các mạng lưới giao hàng của mình và lấy một tỷ lệ nhỏ doanh số bán hàng.

Nông dân livestream bán nông sản, nghề mới cứu sống nhiều vùng quê Trung Quốc - 2

Li cũng kết nối với những người có sức ảnh hưởng trên livestream để đề nghị giúp họ quảng cáo hoa miễn phí. Nhiều đơn đặt hàng đến tràn ngập, Li bắt đầu có được lượng người theo dõi của riêng mình. Đôi khi, anh hầu như không có đủ nông sản để bán.

Ở khắp các vùng nông thôn Trung Quốc, việc bán hàng online như Li đã trở thành tiêu chuẩn mới. Những gã khổng lồ thương mại điện tử cũng nhìn thấy ​​một cơ hội. Cả JD.com và Taobao thuộc sở hữu của Alibaba nhanh chóng tung ra các sáng kiến ​​livestream ở nông thôn, xây dựng trên định dạng tập trung vào tương tác đã tăng vọt mức độ phổ biến ở Trung Quốc trong vài năm trước.

Taobao hiện có hơn 50.000 streamer ở nông thôn và dự định tăng thêm ít nhất 200.000 trong năm nay. Những người trồng nông sản đã từng bán được 90% sản phẩm bên ngoài hiện chuyển sang bán 90% online. Livestream không chỉ giúp ngành nông nghiệp vượt qua khủng hoảng, nó còn tạo ra một cách kinh doanh hoàn toàn mới có khả năng tiếp tục lâu dài sau khi đại dịch kết thúc.

Ngay cả khi Trung Quốc đã dần khôi phục các hoạt động sau Covid-19, người tiêu dùng và nông dân vẫn tiếp tục mua sắm nhiều thông qua các buổi livestream. Đối với nhiều người trồng, nó thậm chí còn trở thành nguồn thu nhập chính. Theo Zhu Xi, trưởng bộ phận livestream ở nông thôn của Taobao, gần 2000 người tham gia hiện đang có thu nhập hàng tháng trên 10.000 NDT (khoảng 1400 USD) – gấp 8 lần so với mức trung bình ở nông thôn.

Cả JD.com và Taobao cũng đã xây dựng các biện pháp để phát triển thêm hình thức thương mại mới này. JD có kế hoạch đơn giản hóa quy trình cho các nhà sản xuất nông thôn bắt đầu livestream và bán hàng hóa của họ trên nền tảng của mình. Họ cũng đã bắt đầu tích cực tuyển những người nông dân trồng các đặc sản địa phương, như các nhà sản xuất dâu tây ở tỉnh Liêu Ninh.

Nguồn: [Link nguồn]

Kênh YouTube “Ẩm thực mẹ làm” mang về bao nhiêu tiền cho hai mẹ con “nông dân”?

Hiện tại, ngoài kênh YouTube, "Ẩm thực mẹ làm" còn sở hữu trang Facebook với hơn 670.000 lượt theo dõi và kênh TikTok hơn 223.000 lượt theo dõi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo MIT) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN