Xét tuyển NV: Chọn sao cho trúng?

Hầu hết các trường ĐH, CĐ đã công bố điểm trúng tuyển. Hiện những thí sinh trượt nguyện vọng 1 (NV1) đang “hoa mắt” với việc lựa chọn những cơ hội trúng tuyển cuối cùng.

Đừng chạy theo mác ĐH

Với hàng ngàn chỉ tiêu còn trống và việc Bộ GDĐT khá rộng rãi trong quy định về thời gian và số lần xét tuyển, năm nay các thí sinh (TS) trượt NV1 có không ít cơ hội để trúng tuyển các NV kế tiếp. Nhưng nhiều em vẫn băn khoăn về việc tận dụng các cơ hội để có được kết quả như mong muốn.
Các trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng.

Theo ông Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GDĐT: TS cần cân nhắc kỹ trước khi nộp hồ sơ thay vì nộp nhiều hồ sơ và chuyển đổi nhiều lần. Bên cạnh đó, nếu TS có mức điểm chỉ nhích hơn điểm sàn thì không nên mạo hiểm chọn khối trường công lập vì khả năng bị loại sẽ rất cao. Cũng theo ông Nghĩa, mức điểm của TS phải cao hơn ít nhất 1 điểm so với mức điểm sàn xét tuyển của trường mới có hy vọng trúng tuyển.

Xét tuyển NV: Chọn sao cho trúng? - 1

Các trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng

Ông Nguyễn Quốc Cường – chuyên viên tư vấn tuyển sinh Bộ GDĐT thì khuyên: “TS không nên nhắm mắt chọn bừa, cũng không nên chạy theo mác ĐH và các ngành học “hot”, mà nên dựa vào dự báo nhân lực trong một vài năm tới để chọn ngành xét tuyển”.

Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, ông Vũ Viết Bình thì cho rằng, hiện nay rất nhiều trường ĐH dân lập đang tuyển sinh với mức điểm bằng sàn nhưng TS cần tỉnh táo để lựa chọn xem có đủ sức theo học trường dân lập không, hay nên đăng ký học các trường CĐ công lập phù hợp với điều kiện gia đình. “Điểm chuẩn trúng tuyển vào CĐ bao giờ cũng “dễ thở” hơn vào ĐH” – ông Bình khuyên.

Thận trọng với… “cửa rộng”

Trong khi cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH công lập vẫn được ví như “cánh cửa hẹp” thì chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH dân lập, hệ CĐ, hệ đào tạo liên thông và đào tạo tại chức lại luôn rộng cửa chào đón TS. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng TS cần thận trọng với những cơ hội trúng tuyển quá dễ dàng.

Học 4 năm tại chức ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại thương - một trường danh tiếng nhất Hà Nội, nhưng chị Nguyễn Thị Hiền (Quỳnh Phụ, Thái Bình) vẫn không thể xin được việc trong bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Cuối cùng, chị đành phải cất bằng vào tủ làm… kỷ niệm rồi mở quán bán cà phê để trang trải cuộc sống. Chị Hiền chua chát: “Tốn rất nhiều tiền để chạy theo cái mác ĐH, giờ nghĩ lại thấy thật dại dột, biết trước thì đi học lấy cái nghề còn ổn định hơn”.

“Bằng cấp không nói lên điều gì cả, quan trọng là sự lựa chọn phù hợp để có thể phát huy năng lực bản thân. Nhiều người học chỉ để lấy cái bằng chứ không vì kiến thức nên việc “đi đường vòng” mới trở thành vô nghĩa”.

TS Trần Xuân Nhĩ

Việc các địa phương liên tiếp từ chối nhận bằng ĐH tại chức, liên thông, thậm chí cả bằng ĐH dân lập đã không còn là chuyện hiếm trong những năm gần đây. Tuy những quy định đó trái với Luật Giáo dục nhưng vẫn được nhiều quan điểm “ngầm đồng tình” vì nghi ngờ sự bát nháo của các hệ đào tạo này.

Để “đi đường vòng vẫn… đến đích”, theo PGS-TS Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, TS cần tỉnh táo lựa chọn những cơ sở đào tạo có uy tín, hiện có rất nhiều trường ĐH dân lập, hệ đào tạo tại chức, liên thông chất lượng tốt và có liên kết với doanh nghiệp tạo điều kiện việc làm cho sinh viên. Ví dụ ĐH Dân lập Thăng Long, Dân lập Hải Phòng có tới 90% số sinh viên ra trường có việc làm”.

Tra cứu điểm thi, điểm chuẩn nhanh nhất tại diemthi.24h.com.vn

Bạn muốn là người biết Điểm Chuẩn ĐH-CĐ 2012 Nhanh nhất, chính xác nhất! Hãy soạn tin:

DC MÃTRƯỜNG NĂM gửi đến 8502

Ví Dụ: Để tra điểm chuẩn năm 2012 của trường ĐH Kinh tế quốc dân soạn tin:
DC KHA gửi đến số 8502, để tra điểm chuẩn năm 2011 soạn DC KHA 2011 gửi đến số 8502.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Anh (Dân Việt)
Tuyển sinh đại học cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN