Vì sao Bộ GD-ĐT không công bố danh sách thí sinh gian lận thi cử?

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho rằng, cần cân nhắc việc công khai danh tính thí sinh gian lận thi cử.

Tại buổi họp báo đình kỳ quý I, Bộ GD-ĐT đã công bố vấn đề xử lý gian lận thi cử THPT Quóc gia năm 2018, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, quan điểm của Bộ là sẽ xử lý nghiêm, xử lý đến cùng các đối tượng sai phạm trong khuôn khổ của quy chế thi và quy chế tuyển sinh. Đặc biệt, có thể thấy quyết tâm rất lớn của Bộ Công an, đã đầu tư về máy móc về con người.

Vì sao Bộ GD-ĐT không công bố danh sách thí sinh gian lận thi cử? - 1

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng.

Theo ông Mai Văn Trinh, cách đây 8 tháng, Bộ GD&ĐT hứa xử lý nghiêm gian lận thi cử ở các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, nay đã trở thành hiện thực.

Về quan điểm chỉ đạo, Bộ GD-ĐT và Bộ Công an không dung túng cho sai phạm. Bộ Công an rất quyết tâm, đầu tư về kỹ thuật và con người, đã mang lại kết quả. Theo quy định của quy chế, kết quả chấm thẩm định là chính thức, được thay thế cho kết quả kỳ thi THPT quốc gia trước đó.

Ông Trinh cho biết hiện tại, bộ chưa nhận được báo cáo của Sở GD&ĐT Hòa Bình, dù địa phương này phải báo cáo trước ngày 25/3.

Ông Mai Văn Trinh kiểm tra chấm thi tại Hòa Bình trước thời điểm phát hiện gian lận thi cử năm 2018. Ông Trinh cho rằng cần cân nhắc việc công khai danh tính thí sinh gian lận thi cử.  Bởi với việc công bố danh tính của thí sinh gian lận, quan điểm của Bộ GD&ĐT là phải tuân thủ Hiến pháp 2013 và tuân thủ Luật Dân sự 2016. Việc công bố danh tính vào thời điểm nào, đến đâu, phải dựa vào việc tiếp tục điều tra của Bộ Công an.

"Chúng ta không thể không tính đến tác động cực đoan đến thí sinh. Cơ quan điều tra sẽ tính thêm điều này. Những thí sinh gian lận thi cử sẽ do các trường xử lý theo đúng quy chế ", ông Trinh nói.

Trước đó, dựa trên kết quả điều tra của cơ quan an ninh, Bộ GD&ĐT cho biết, có 64 thí sinh, trong đó 63 thí sinh năm 2018 và một thí sinh của năm 2017 của Hòa Bình bị thay đổi điểm, tức điểm chấm thẩm định giảm thấp hơn điểm đã công bố.

Có 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm đã được thay đổi điểm. Trong đó, môn có điểm giảm nhiều nhất là 9,25 điểm. Trong đó, có thí sinh được tăng điểm 3 môn cao nhất là 26,45 điểm.

Đại diện Bộ GD&ĐT đánh giá, đây là sự can thiệp rất nghiêm trọng làm sai lệch kết quả thi. Người chịu thiệt thòi là thí sinh và mang lại hiệu ứng không tốt đối với xã hội.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình về gian lận thi cử, sách giáo khoa

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, vị tư lệnh ngành nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất - chiều 26-10 đã giải trình trước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN