Tức giận quá mức vì con đạt điểm thấp môn thể dục, bố đơn thân làm một việc để dạy dỗ khiến anh hối hận suốt đời

Sự kiện: Dạy con

Một mình nuôi con suốt 10 năm khiến anh yêu cầu rất cao ở con trai, điều này đã dẫn đến sai lầm chí mạng khi dạy con.

Anh Dương ở Miên Dương (Tứ Xuyên, Trung Quốc) sống cảnh "gà trống nuôi con" suốt 10 năm sau khi ly hôn, lúc nào anh cũng rất nghiêm khắc và yêu cầu cao ở con trai. Do đó, anh vô cùng tức giận khi biết con đạt điểm thấp môn thể dục.

Trong lúc nóng giận, người đàn ông đã lấy ra một thanh kiếm samurai để dọa cậu bé, hy vọng cậu biết sợ mà cố gắng phấn đấu.

Thấy vậy, bé trai 13 tuổi nói với bố: "Bố ơi, con đã học hành chăm chỉ mà".

Khi thấy nỗ lực học tập của mình tiếp tục bị bố phủ nhận, cậu bé hờn giận cãi lại vài câu khiến anh Dương cảm thấy bị trêu tức nên tiến lên một bước, đâm thanh kiếm về phía trước để dọa. Không may thanh kiếm đâm trúng bụng khiến con trai anh Dương chảy máu rất nhiều.

Anh Dương sợ hãi vội gọi cấp cứu và cảnh sát, đáng tiếc cậu bé đã qua đời do bị mất máu quá nhiều dù nhanh chóng được đưa tới bệnh viện.

Người đàn ông nói chỉ muốn tốt cho con, không ngờ cách dạy dỗ sai lầm lại gây nên hậu quả thương tâm.

Người đàn ông nói chỉ muốn tốt cho con, không ngờ cách dạy dỗ sai lầm lại gây nên hậu quả thương tâm.

Khi cùng cảnh sát về nhà để mô phỏng lại tình hình lúc đó, anh Dương giọng đứt quãng vì khó thở và đau đớn, cả người run rẩy vì hối hận với cách dạy con bạo lực.

Xuất hiện tại phiên tòa xét xử, anh cúi đầu nhận tội và nói rằng bản thân không phải người xấu. Người đàn ông cho hay anh vốn chỉ muốn tốt cho con, hy vọng cậu bé học hành chăm chỉ để thành công, ngờ đâu cách dạy dỗ sai lầm lại gây nên hậu quả thương tâm.

Cuối cùng, anh Dương bị tuyên án 12 năm tù vì tội cố ý gây thương tích.

Dạy con bằng bạo lực - kiểu nuôi dạy lỗi thời, tác động tiêu cực

2 trường Đại học Texas và Michigan đã có 50 năm nghiên cứu và theo dõi 160.000 trẻ em. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị trừng phạt về thể xác có tỷ lệ mắc các hiện tượng chống đối xã hội cao hơn, và có thể trạng tương đối kém hơn.

Giáo sư Andrew Grogan Keller của Đại học Michigan cho biết: "Trẻ em bị trừng phạt về thể chất giống như nạn nhân của sự lạm dụng. Đôi khi, một biện pháp trừng phạt về thể chất nhỏ, chẳng hạn như đánh đòn, có thể gây tổn hại lớn cho trẻ. Đồng thời, những tác động tiêu cực này cũng giống như bị lạm dụng, nhưng ở mức độ nhẹ hơn".

Ai Fuya, bác sĩ tâm lý trẻ em, nhận định: "Việc cha mẹ dùng bạo lực sẽ gây tổn thương tâm lý rất lớn cho trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ thường lo lắng về việc lần sau sẽ bị trừng phạt. Chúng không cảm nhận được sự yêu thương và tôn trọng từ cha mẹ, niềm tin giữa cha mẹ và con cái cũng sẽ mất đi".

Trừng phạt, theo một cách nào đó, là cha mẹ tức giận vì sự thất bại của chính mình. Nhìn bề ngoài, có vẻ như đó là vì lợi ích của trẻ em nhưng điều đó là vô cùng bất công. Ảnh minh họa

Trừng phạt, theo một cách nào đó, là cha mẹ tức giận vì sự thất bại của chính mình. Nhìn bề ngoài, có vẻ như đó là vì lợi ích của trẻ em nhưng điều đó là vô cùng bất công. Ảnh minh họa

Trẻ sẽ dùng những cảm xúc như khóc lóc, lo lắng, cáu gắt để thể hiện sự phản kháng, sợ hãi trước những hình phạt về thể xác từ cha mẹ, đồng thời tích tụ lâu ngày sẽ khiến trẻ gặp các vấn đề về tinh thần. Khi trưởng thành, trẻ em có thể trở nên trầm cảm, hoảng sợ và rối loạn ăn uống và những ảnh hưởng có thể rất sâu sắc.

Thực tế, việc giáo dục bằng roi vọt của cha mẹ chỉ làm thay đổi hành vi của trẻ ngay lúc đó chứ hoàn toàn không thể thay đổi tâm lý, thói quen của trẻ. Con cái ngỗ nghịch, mắc sai lầm thường có lý do riêng, nếu cha mẹ không tìm hiểu nguyên nhân sâu xa đằng sau mà chỉ dùng bạo lực để trấn áp thì chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của con mà thôi.

Mỗi sự trừng phạt về thể xác đối với một đứa trẻ đồng nghĩa với việc phải nếm trải nỗi đau bị cô lập, bị thờ ơ và bị phớt lờ… Theo thời gian, tính khí của trẻ sẽ tự nhiên trở nên thu mình lại và sự thù hận tiêu cực sẽ tích tụ ngày càng nhiều.

Điều đáng sợ hơn nữa là việc sử dụng bạo lực sẽ được truyền lại. Nhiều bậc cha mẹ đã từng bị cha mẹ trừng phạt về thể xác khi còn nhỏ, họ đã rất tức giận và buồn bã vì điều đó, nhưng khi những người này trở thành cha mẹ, có quyền kiểm soát, họ cũng lặp lại cho con cái những đau đớn mà họ đã trải qua.

Dù mỗi người có những quan điểm khác nhau về phương pháp giáo dục đòn roi đối với trẻ em, nhưng cha mẹ nên tìm kiếm một phương pháp giáo dục đúng đắn hơn. Trẻ dễ cáu gắt, quấy khóc, ăn vạ, cha mẹ nên cho trẻ một không gian độc lập để bình tĩnh lại, đợi mọi chuyện lắng dịu mới từ từ nói chuyện. Nếu cha mẹ luôn có khuynh hướng bạo lực thì cũng nên kịp thời tìm đến chuyên gia tâm lý để khắc phục những xung động bên trong.

Nguồn: [Link nguồn]

Bố mẹ luôn yêu thương con cái hết mực, muốn trao cho con những điều tốt nhất. Chính vì vậy, đôi khi họ vấp phải những sai lầm khi nuôi dạy trẻ khiến tương lai con trẻ mờ mịt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN