Chàng trai 18 tuổi phải đi ăn xin, 23 tuổi chết vì đói, cảnh báo cách nuôi con sai lầm mà nhiều phụ huynh mắc phải

Sự kiện: Dạy con

23 tuổi là giai đoạn tràn đầy năng lượng, háo hức với bao điều mới mẻ khi bắt đầu bước vào đời. Thế nhưng, chàng trai này lại chết trong cô độc và đói rét.

Nguồn cơn của bi kịch này không phải do ai khác mà lại đến từ chính cha mẹ của chàng trai. Dương Tỏa, người Hà Nam (Trung Quốc) từ nhỏ gia cảnh khá giả, sống hạnh phúc trong sự ganh tỵ của bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, ở tuổi 23, cậu buộc phải kết thúc cuộc sống còn quá trẻ của mình. Lý do lớn nhất là "lười biếng".

Dương Tỏa khi còn bé ra ngoài luôn được cha mẹ ẵm trên tay. Cho đến 8 tuổi, cha mẹ ôm không nổi vẫn sẽ dùng gánh để gánh con ra ngoài, từ nhỏ đến lớn cũng chưa từng đụng tay vào bất cứ việc gì dù nhỏ nhất. Sau khi học trung học cơ sở, do công việc học tập nặng nề hơn, Dương Tỏa cảm thấy mỗi ngày ngồi trong lớp học quá lâu, rất mệt mỏi, tự ý bỏ học về nhà ngủ. Cha mẹ sợ con cực khổ, cũng không dám mở miệng ra khuyên răn một lời.

Sau khi cha của Dương Tỏa qua đời, người mẹ không chỉ phải lao động duy trì sinh kế mà còn phải chăm sóc đứa con trai mỗi ngày chỉ biết ở nhà ngủ. Sau đó không lâu, bà mẹ cũng theo chồng, bỏ lại Dương Tỏa một mình. Vào thời điểm đó, cậu 18 tuổi, lần đầu tiên cố gắng để đi ra ngoài làm việc, nhưng trong vòng chưa đầy một ngày đã chạy về nhà vì "quá mệt mỏi".

Chàng trai 18 tuổi phải đi ăn xin, 23 tuổi chết vì đói, cảnh báo cách nuôi con sai lầm mà nhiều phụ huynh mắc phải - 1

Dương Tỏa bán tất cả mọi thứ có trong nhà để sống qua ngày, cuối cùng phải ăn xin để kiếm sống. Nhưng cho dù là ăn xin, cậu cũng lười đi ra ngoài, chỉ khi quá đói mới chịu lết ra chợ vật vờ, ăn no bụng lại về nhà ngủ hai ngày.

Trong thôn có người nhìn Dương Tỏa đáng thương, mang cho cậu ít thịt, nhưng vì cậu quá lười nấu nướng nên thịt cũng hư thối đi. Mùa đông thời tiết lạnh, Dương Tỏa đem đồ đạc trong nhà đốt cháy sưởi ấm, ngay cả giường ngủ cũng đốt. Không muốn ra ngoài đi vệ sinh vì lạnh, cậu liền "đi" luôn ở trong phòng.

Tháng 12 năm 2009, Dương Tỏa bị đói, lạnh cóng đến chết trong nhà riêng của mình.

Dương Tỏa sở dĩ gặp phải bi kịch như vậy không chỉ do tính cách bẩm sinh mà chủ yếu là giáo dục gia đình không đúng cách đã đẩy tương lai cậu đến vực sâu tăm tối. Từ nhỏ cậu cảm thấy học tập rất mệt mỏi, sau đó lại thấy làm việc quá khổ cực, cha mẹ cậu bởi vì thương con vẫn luôn chiều theo mọi điều con muốn. Cho nên Dương Tỏa từ lười học đến lười ăn, lười làm, cuối cùng đói đến chết.

Chăm con, yêu thương con không đúng cách sẽ mang lại những tác hại to lớn cho sự trưởng thành của con sau này. Sự nuông chiều con quá mức chính là một trong những nguyên nhân khiến một đứa trẻ lớn lên không thể tự lập.

Vậy biểu hiện của việc nuông chiều con quá mức như thế nào?

Cho quá nhiều

Cho dù đó là quá nhiều đồ chơi, quá nhiều buổi đi du lịch hay quá nhiều thiết bị điện tử, thì việc cho trẻ quá nhiều thứ đều có thể gây hại. Trẻ em cần thời gian nghỉ ngơi và chúng cũng cần cơ hội để học cách tự giải trí.

Chăm chút quá mức

Cha mẹ làm quá nhiều việc cho con cái sẽ ngăn cản chúng học những kỹ năng cần thiết để sau đó có được sự độc lập trong cuộc sống. Làm bài tập về nhà cho con hoặc bố mẹ "ra tay" giải quyết mọi vấn đề khiến con khó chịu có thể cản trở sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Cha mẹ không đề ra kỷ luật

Không xây dựng sự kỷ luật hoặc giới hạn lành mạnh cho con cái có thể khiến sau này chúng trở thành người lớn vô kỷ luật. Điều này có thể bao gồm việc bố mẹ không giao việc nhà cho trẻ hoặc nhượng bộ mỗi khi trẻ nổi cơn thịnh nộ.

Bố mẹ không nên nuông chiều con thái quá Ảnh minh họa

Bố mẹ không nên nuông chiều con thái quá Ảnh minh họa

Tại sao nuông chiều con quá mức lại không tốt?

Dưới đây là một số lý do khiến bạn có thể muốn suy nghĩ kỹ hơn về việc có nên cho con mình mọi thứ mà chúng muốn hay không:

Con bạn cần học rằng, chúng có thể sống mà không cần hầu hết mọi thứ. Khi trẻ em nhận được mọi thứ chúng muốn, chúng bắt đầu nghĩ rằng chúng không thể sống thiếu máy điện thoại đời mới nhất hoặc chúng không thể tồn tại nếu không có giày thể thao mới. Điều quan trọng là dạy con bạn sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu.

Con bạn có thể nghĩ rằng hạnh phúc bắt nguồn từ của cải vật chất. Trẻ em rất dễ bắt đầu suy nghĩ là có nhiều tài sản hơn sẽ giúp chúng có một cuộc sống thỏa mãn hơn.

Khi quá chiều con, bạn có thể gửi tới con một thông điệp rằng, có một mối liên hệ giữa tiền bạc và giá trị bản thân. Của cải vật chất có thể trở thành một biểu tượng địa vị cho những đứa trẻ và chúng sẽ nghĩ rằng, điều quan trọng là phải thể hiện chúng giàu có như thế nào.

Con bạn có thể không coi trọng bất cứ thứ gì. Khi trẻ em có quá nhiều thứ, chúng không thể chăm sóc cẩn thận tất cả những thứ đó. Đứa trẻ có thể không quan tâm khi đồ vật của chúng bị hỏng hoặc bị mất. Do đó, con bạn sẽ không học cách chịu trách nhiệm.

Việc thiếu kỷ luật dạy cho trẻ em rằng chúng không cần phải tuân theo các quy tắc. Khi các quy tắc không được thực thi, trẻ em bắt đầu tin rằng các quy tắc này không áp dụng cho chúng. Chúng sẽ nghĩ rằng chúng được nằm ngoài các quy tắc và cho rằng chúng đặc biệt hơn những người khác.

Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được nuông chiều quá mức phải vật lộn với nhiều vấn đề khi lớn lên. Những người trưởng thành được nuông chiều quá mức khi còn nhỏ cho biết họ có cảm giác bất mãn kinh niên.

Nhiều người trong số họ ăn uống mất kiểm soát và bội chi. Ngoài ra, nhiều người còn nói rằng họ luôn cảm thấy không vui vẻ và gặp khó khăn trong việc đương đầu với thực tế.

Nếu bạn nhận ra mình quá nuông chiều con mình, hãy nhanh chóng tạo ra sự thay đổi tích cực trong gia đình và chấm dứt những hành vi không lành mạnh, có hại cho con bạn.

Nguồn: [Link nguồn]

8 câu có thể thay đổi tương lai của một đứa trẻ, cha mẹ nên nói với con mỗi ngày

Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard, lời nói của cha mẹ có thể mang sức mạnh cho một đứa trẻ nhưng cũng có thể gây tổn thương sâu sắc đến chúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo PV ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN