Tôi từng bị bắt nạt trong trường học, bạn thì sao?

Sự kiện: Giáo dục

Tôi đã từng bị người khác bắt nạt. Cho đến giờ, dù đã nhiều năm trôi qua nhưng hễ người thân nhắc đến tên người đó là tôi lại giật mình hoảng sợ…

Tôi từng bị bắt nạt trong trường học, bạn thì sao? - 1

Trên đây là chia sẻ của Phó Giáo sư (PGS) Darryn R. Diuguid tại chuyên đề “Bắt nạt trong trường học” tổ chức sáng 4-11 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Theo ông Darryn R. Diuguid, bắt nạt trong trường học ngày càng trở nên phổ biến và ai cũng có thể là nạn nhân. “Tôi đã từng là một nạn nhân bị bắt nạt trong trường học mà nguyên nhân xuất phát từ chính sự khác biệt về giới tính. Người đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của tôi, thậm chí cho đến bây giờ khi ba mẹ nhắc đến tên người này cũng khiến tôi cảm thấy sợ và không thích”,  ông Darryn R. Diuguid chia sẻ.

Nguyên nhân của sự bắt nạt, theo ông Darryn R. Diuguid có thể là vì vẻ bên ngoài, hình dáng có sự khác biệt. Cũng có thể xuất phát từ giới tính và những người đồng thường dễ trở thành nạn nhân. Điều đáng chú ý, bắt nạt cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ tự tử ở học sinh tăng lên.

“Mọi người cần có sự nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này và hành động sao cho phù hợp. Thực tế, nạn nhân của bắt nạt rất nhiều nhưng rất ít người chịu nói ra vì họ sợ bị liên lụy, sợ sẽ bị bắt nạt nhiều hơn. Bắt nạt thường xảy ra giữa các học sinh với nhau, diễn ra dưới nhiều hình thức có thể bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ nhưng cũng có thể bằng bạo lực, nắm đấm, đòn roi”, ông Darryn R. Diuguid nói.

Cũng theo ông, không riêng gì học sinh, sinh viên mà giáo viên (GV) cũng là một trong những nạn nhân của sự bắt nạt. Một sinh viên khoa tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, hỏi năm em học lớp 8, vì không thích cô giáo chủ nhiệm nên một số bạn trong lớp đã nghĩ ra rất nhiều trò để trêu chọc và có những hành vi chống đối cô. Vậy trong trường hợp này, phải chăng cô giáo đang bị bắt nạt?

Ông Darryn R. Diuguid nhận định đây là một câu hỏi khá thú vị. Tình trạng này rất hiếm gặp ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam thì không ít. Trong trường hợp này, GV cần tìm hiểu về học sinh của mình, thiết lập giới hạn hành vi nào được phép, hành vi nào không được phép. Ngoài ra, GV đó nên nói chuyện với đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để có cách quản lý học sinh tốt hơn. Cạnh đó nếu là GV bộ môn, cần thông báo sự việc với GV chủ nhiệm để cùng giải quyết. Và cuối cùng, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp với ban giám hiệu. “Tuy nhiên, GV cũng cần nói rõ bản thân không muốn nhà trường trừng phạt học sinh mà chỉ mong học sinh sẽ hiểu và hợp tác với mình hơn”, ông Darryn R. Diuguid nhấn mạnh.

Để hạn chế tình trạng bắt nạt trong trường học, ông Darryn R. Diuguid cho rằng cần thiết phải có một chương trình giáo dục sự tử tế. Ở đó, thầy cô sẽ là người thường truyền thông về những hành động đẹp, sẽ có những bản tin mỗi ngày về các hành vi bắt nạt để mọi người hiểu. Cạnh đó, mỗi lớp sẽ có một góc chia sẻ, nơi các em có thể nói rõ những tâm tư, suy nghĩ mà chỉ mình cô giáo có thể đọc được. Đặc biệt, mỗi lớp cần thực hiện một bản cam kết với nội dung “Nói không với bắt nạt”.

“Điều quan trọng nhất, mỗi GV phải là người thường xuyên quan sát, trò chuyện với học sinh để hiểu tâm tư của học trò, từ đó có cách xử lý phù hợp”, ông Darryn R. Diuguid nói thêm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Quyên (Pháp luật TPHCM)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN