Thức khuya hay dậy sớm, cái nào sẽ giúp việc học hiệu quả hơn?

Sự kiện: Giáo dục

Tùy vào từng thể trạng, sở thích, thói quen, thời gian biểu của từng người mà bạn nên chọn việc thức khuya hay dậy sớm phù hợp cho mình.

Một học sinh chia sẻ: “Sau khi kết thúc một ngày học ở trường và đi học thêm về. Em bắt đầu tự học vào lúc 22:30 cho tới 24:00 đêm. Lúc này, là trạng thái học tập của em tốt nhất trong ngày, ban đêm yên tĩnh nên em rất tập trung, suy nghĩ nhanh nhạy hơn nhiều. Tuy nhiên, vì đã khuya, nếu em không đi ngủ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của mình ở trường vào ngày hôm sau. Vậy em có nên tiếp tục học ở trạng thái minh mẫn này cho tới khi buồn ngủ rồi đi ngủ, hay nên tuân theo lịch trình học tập và nghỉ ngơi thông thường?”

Thức khuya hay dậy sớm, cái nào sẽ giúp việc học hiệu quả hơn? - 1

Nhiều em có cảm giác hụt hẫng khi được nghỉ ngơi khi não bộ rất tỉnh táo, thậm chí rất hưng phấn và thắc mắc mình có nên thức khuya học bài hay dậy sớm sẽ hiệu quả hơn. Thay vì nghe người khác nói khi họ không biết gì về mình, tốt hơn hết bạn nên dành vài ngày để tự mình tìm hiểu, chỉ có bản thân mới biết được đáp án.

Tất nhiên, nếu bạn là một người thích “tàn nhẫn” với bản thân, bạn có thể tiếp tục học cho tới khi cảm thấy buồn ngủ. Quyền chủ động học hỏi luôn nằm trong tay bạn. Vì mong muốn của bản thân mạnh mẽ nên những thứ như cơn buồn ngủ sẽ không dễ dàng đánh gục bạn. Người ngủ muộn thường cảm thấy tội lỗi với bản thân vì đã lãng phí thời gian ban ngày nên sẽ trân trọng thời gian ban đêm hơn. Hơn nữa, môi trường ban đêm cũng yên tĩnh, càng thích hợp cho việc suy nghĩ và học tập.

Ngược lại, nếu bạn là người không muốn ép buộc bản thân, có thể không cần phải cố gắng thức khuya. Dù sao, nếu bạn tận dụng được thời gian trong ngày, hoàn toàn có thể hoàn thành hết bài vở. Việc dậy sớm sẽ khiến bạn cảm thấy thời gian của một ngày trôi qua rất dài. Bạn có thể làm được rất nhiều việc chỉ trong 1 tiếng và có nhiều thời gian thong thả hơn.

Năm 1978, Giáo sư Rita Dunn của Đại học St. John’s, Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm so sánh trí nhớ của một người trong một ngày. Kết quả họ chia ra khoảng thời gian tốt nhất cho trí nhớ gồm 4 thời điểm:

- 30% người có trí nhớ tốt nhất vào buổi sáng

Những người này sẵn sàng tiếp thu kiến ​​thức mới khi thức dậy.

- 30% người có trí nhớ tốt nhất vào buổi chiều

Sau một giấc ngủ trưa ngắn, những người này thường tập trung cao độ và có trí nhớ tốt hơn.

- 30% người có trí nhớ tốt nhất vào ban đêm

Họ được gọi là "cú đêm", đương nhiên lúc này não bộ của họ ở trong trạng thái tốt nhất.

- 10% mọi người không có bất kỳ sự yêu thích nào về thời gian

Họ dường như có thể tập trung học bất cứ khi nào họ cần học.

Thức khuya hay dậy sớm, cái nào sẽ giúp việc học hiệu quả hơn? - 2

Nói cách khác, dậy sớm hay ngủ muộn tùy thuộc vào mỗi người, không phải ai cũng giống nhau. Có người thoải mái khi ngủ dậy sớm nhưng cũng có người cảm thấy thức khuya mới là thời gian tốt nhất dành cho mình. Bạn không nhất thiết phải giống người khác, miễn là việc thức khuya hay dậy sớm không ảnh hưởng đến ngày hôm sau và phù hợp với thể trạng của từng người.

Trên thực tế, đi ngủ sớm và dậy sớm sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cũng cho rằng, trong những năm tháng còn trẻ còn khỏe còn cố gắng được, việc thức khuya để nỗ lực học tập cũng có thể xem là điều nên làm, miễn đừng để bản thân rơi vào trạng thái quá mệt mỏi.

Sau đây là một số mẹo dành cho các “cú đêm”, hy vọng nó có thể giảm thiểu bớt tác hại của việc thức khuya.

- Những người thức khuya cần vận động nhiều hơn, nhớ chăm chỉ tập thể dục thường xuyên.

- Thức khuya đói bụng không được ăn mì gói, đồ chiên rán…

- Thói quen thức khuya không nên thay đổi liên tục. Bởi con người cũng giống như một cái máy, việc baatjt ắt đột ngột sẽ ảnh hưởng lớn các chức năng của cơ thể. Nếu thức khuya hôm nay thì ngày mai bạn cần ngủ bù, không thể ép bản thân phải dậy sớm rồi lại thức khuya tiếp.

- Nhớ uống nhiều nước ấm.

- Thức khuya não bộ cần oxy nhiều hơn nên thỉnh thoảng hãy hít thở sâu.

- Thức khuya hôm trước thì hôm sau nên ngủ bù vào buổi trưa một chút, khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu con cái có 3 phẩm chất này, bố mẹ hãy tin rằng con mình dù ở đâu cũng có thể sống tốt

Trước khi quyết định cho con mình đi du học, nhiều bố mẹ lo lắng không biết liệu chúng có thể thích nghi với cuộc sống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN