Sách công nghệ giáo dục bị loại: Trung tâm của GS Hồ Ngọc Đại kiến nghị lên Thủ tướng

Trung tâm do GS Hồ Ngọc Đại đứng đầu đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng và Bộ trưởng GD&ĐT sau khi sách giáo khoa Công nghệ Giáo dục bị loại.

Vừa qua, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa cho biết, Bộ sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục đã bị 15/15 thành viên hội đồng xếp loại "Không đạt".

Trung tâm của GS Hồ Ngọc Đại đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Người đứng tên ký cả bản kiến nghị gửi Thủ tướng và gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là PGS-TSKH Nguyễn Kế Hào, cán bộ đại diện Trung tâm Công nghệ giáo dục.

Trung tâm của GS Hồ Ngọc Đại đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Trung tâm của GS Hồ Ngọc Đại đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ở bản kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Tập thể cán bộ Trung tâm Công nghệ giáo dục bày tỏ ý kiến không đồng tình với đánh giá của Hội đồng thẩm định với một số lí do chính.

Trong văn bản này, ý kiến của Hội đồng thẩm định chỉ là những đánh giá trên lý thuyết, theo các tiêu chí cứng nhắc, trong khi bộ sách Công nghệ giáo dục đã được thẩm định nhiều lần và được kiểm chứng trong thực tiễn, được cuộc sống đón nhận.

Do đó, cán bộ Trung tâm Công nghệ giáo dục xin được bày tỏ sự bức xúc về việc sách giáo khoa công nghệ môn Toán và Tiếng Việt bị loại, cũng như bày tỏ tâm huyết với sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà.

Bộ sách Công nghệ giáo dục được hình thành và phát triển trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm công phu trên 40 năm, từ ý tưởng khoa học đến hệ thống lí luận, triết lí giáo dục, đã trở thành một phương án giáo dục mới cho bậc Tiểu học.

Đến nay, những quan điểm của Công nghệ giáo dục đã được áp dụng khá rộng rãi như: lấy học sinh làm trung tâm, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học là hạnh phúc, học sinh học tập đảm bảo an toàn, đạt chất lượng cao.

Theo bản kiến nghị này, sách Công nghệ giáo dục không sinh ra từ chương trình cải cách giáo dục lần thứ III, cũng không dựa vào chương trình đổi mới năm 2000.

Trong khi sách giáo khoa chính thống đến nay phải qua hai đợt cải cách, thì sách Công nghệ Giáo dục đã qua ba lần thẩm định (năm 1990, năm 2017 và năm 2018) mà chưa phải cải cách lần nào, chỉ chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện để phát triển.

Về bản chất, chương trình Công nghệ giáo dục phù hợp với đường lối, quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, cả về lí thuyết và thực tiễn.

Bản kiến nghị gửi đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đưa ra những mốc thời gian thẩm định mà cuốn sách đã trải qua và được đánh giá tốt từ năm 1990- 2018.

Theo bản kiến nghị: "Bộ sách này không giống sách cải cách giáo dục được triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước năm 1981, không giống sách của chương trình tiểu học năm 2000 được triển khai rộng rãi năm 2002, mà góp phần tích cực làm lành mạnh và phát triển giáo dục tiểu học trong thập niên 90 của thế kỷ trước cũng như giai đoạn từ năm 2006-2007 đến nay. Bộ sách này không phải bộ sách cần thay bằng bộ sách mới như sách cải cách hay sách của chương trình tiểu học năm 2000 mà là bộ sách mới được cuộc sống lựa chọn sử dụng".

GS Hồ Ngọc Đại: “Tôi thanh thản sau khi sách công nghệ giáo dục bị loại khỏi vòng thẩm định”

“Tôi thanh thản. Còn ý kiến cá nhân tôi cho rằng biểu quyết của tập thể không phải lúc nào cũng đúng. Điều quan trọng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tranh cãi về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN