Trắc nghiệm: Nguồn gốc và ý nghĩa của tục cúng ông Công ông Táo

Sự kiện: Quiz

Theo tục lệ, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình Việt thường làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời để báo cáo mọi việc tốt xấu của nhân gian.

Đáp án câu 1:

Đáp án đúng là A: Sự tích vua Bếp.

Theo dân gian kể lại, ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, nhiều năm bặt tin không về. Người vợ để tang chồng, sau đó, nối duyên với một người đã cưu mang nàng.

Một ngày kia, trong khi người chồng mới đi vắng, người chồng cũ bỗng trở về. Lúc này, người vợ chỉ biết ôm chồng cũ khóc than rồi đem cơm rượu cho ăn. Sợ điều tiếng, người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Người chồng mới về nhà, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn đốt đống rơm, vô tình giết người chồng cũ.

Thấy chồng cũ chết oan uổng trong đống rơm, người vợ thương xót nên nhảy vào lửa cùng chết. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện.

Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa nên phong cho họ làm vua Bếp để được gần nhau mãi mãi và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ. Trong bộ ba đó, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Nguồn: [Link nguồn]

Chúa nào lấy mạng mỹ nữ sau khi đọc chuyện về Tây Thi?

Dưới thời chúa này chiến tranh chấm dứt, bờ cõi Đàng Trong được mở mang, củng cố. Vị Chúa này cũng từng khiến mỹ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Châu ([Tên nguồn])
Quiz Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN