Nếu muốn con cái sau này có tương lai rực rỡ, cha mẹ cần tạo cho con 6 thói quen này ngay từ nhỏ

Sự kiện: Dạy con

Nhà tâm lý học người Mỹ William James cũng đã nói: “Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tích cách, gieo tính cách gặt số phận”. Điều này chứng tỏ duy trì thói quen tốt cực kỳ quan trọng.

Nhà giáo dục nổi tiếng người Đài Loan Ye Shengtao từng nói: “Giáo dục là rèn luyện thói quen. Sức mạnh của thói quen là vô cùng lớn”.

Điều này có nghĩa là thói quen có thể quyết định cuộc sống của một người.

Thời thơ ấu là giai đoạn khởi đầu của đời người và cũng là giai đoạn quan trọng để hình thành các hành vi và thói quen khác nhau. Vì thế, cha mẹ nên chú ý đến việc nuôi dưỡng những thói quen tốt cho con mình, đặc biệt thói quen như cách sống, cách đối xử với người khác và thói quen học tập.

Trước khi trẻ vào trường trung học cơ sở, cha mẹ phải giúp con mình phát triển 6 thói quen sau đây.

1. Tự lập

Từ khi còn nhỏ, trẻ cần bắt đầu tự mình làm những thứ nhỏ nhặt như tự mang tất, tự chọn quần áo, tự kiểm tra bài tập về nhà… Khi gặp vấn đề nào đó, cha mẹ hãy để trẻ nói ra suy nghĩ theo phán đoán của bản thân, để chúng hình thành khả năng tuy duy độc lập ngay từ nhỏ.

Nếu muốn con cái sau này có tương lai rực rỡ, cha mẹ cần tạo cho con 6 thói quen này ngay từ nhỏ - 1

Không sớm thì muộn thì đứa trẻ nào cũng phải lớn và rời xa vòng tay của cha mẹ. Vì thế, nếu cha mẹ giúp trẻ hình thành thói quen tự lập từ sớm, họ sẽ không phải lo lắng quá nhiều cho tương lai của con cái nữa.

2. Làm việc nhà

Một người mẹ đã nói với con trai của mình rằng: “Mẹ sẽ nấu ăn, bố rửa bát còn con phải đổ rác. Mỗi người có một vai trò riêng và phải chịu trách nhiệm với nhiệm vụ của mình”.

Làm việc nhà không chỉ khiến trẻ hiểu được giá trị của sự lao động mà còn giúp chúng rất nhiều trong việc hình thành những tích cách tốt như sống có trách nhiệm, biết thương yêu bố mẹ, tự giác…

3. Đọc sách

Lợi ích của việc đọc rất nhiều, chẳng hạn như tích lũy vốn từ vựng, cải thiện khả năng viết và diễn đạt bằng lời nói, mở rộng kiến ​​thức…

Trước khi trẻ 12 tuổi, đặc biệt cấp tiểu học, đây là giai đoạn tốt nhất để phát triển khả năng đọc. Trong 5 năm này, có thể nói rằng không có gì quan trọng hơn việc đọc nhiều để cải thiện khả năng đọc. Chỉ trong giai đoạn này mới có thể tạo nền tảng để trẻ ham thích học hỏi tri thức nhiều hơn sau này.

Ảnh: Sagamihara

Ảnh: Sagamihara

Một số cha mẹ có thể nói rằng con tôi không thích đọc sách. Đó là bởi vì trẻ chưa phát triển thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ và không có không khí đọc sách trong môi trường gia đình.

Cha mẹ nên làm gương cho con cái bằng việc yêu thích đọc sách. Nếu trẻ không thích các thể loại sách khô khan thì trước tiên có thể bắt đầu từ truyện cổ tích để tạo sự thích thú.

4. Lựa chọn

Mỗi lần cha của Tiểu Hạo dẫn cậu bé đến siêu thị, anh đều thoả thuận với con trai mình rằng: “Con chỉ có thể chọn 1 thứ, khoai tây chiên hay đồ chơi. Nếu là khoai tây chiên con sẽ có một bữa ăn ngon ngay lập tức, nhưng cũng tốt nếu con chọn đồ chơi, nó có thể chơi trong thời gian dài”.

Trong cuộc sống sau này chắc chắn sẽ có nhiều lúc buộc chúng ta phải lựa chọn. Nếu sớm biết mục tiêu rõ ràng của bản thân, họ sẽ không lãng phí thời gian, sớm đưa ra được câu trả lời dứt khoát, cơ hội thành công càng lớn hơn.

5. Đồng hồ sinh học

Giúp trẻ hình thành thói quen lặp đi lặp lại mỗi ngày như thời gian thức dậy, thời gian ăn sáng, thời gian làm bài tập về nhà, thời gian đọc sách, thời gian đi ngủ. Những điều tưởng chừng như bình thường này sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học. Điều này không chỉ có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn khiến chúng trở thành một người biết lên kế hoạch và sắp xếp tổng thể công việc sau này.

Ảnh: Kodomo-manabi

Ảnh: Kodomo-manabi

Cha mẹ nên khuyến khích và thậm chí là thưởng khi trẻ có thể kiên trì thực hiện và hoàn thành các kế hoạch. Khi chúng lớn lên, những đứa trẻ có kế hoạch và kiên trì sẽ có nhiều khả năng thành công hơn.

6. Lắng nghe

Khi mỗi đứa trẻ có ý tưởng và hiểu biết về thế giới của riêng mình, chúng rất muốn chia sẻ với người khác. Cha mẹ thông minh luôn biết cách lắng nghe con mình một cách cẩn thận và kiên nhẫn. 

Khi cha mẹ lắng nghe con cái nói cũng sẽ khiến chúng trở thành người biết lắng nghe người khác. Đặc biệt, hãy để trẻ học cách tôn trọng ý kiến ​​của người khác, cho trẻ biết được cảm giác khi giúp đỡ là như thế nào.

Sau cùng, những người biết lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ người khác sẽ giúp chúng có nhiều bạn bè và mở rộng mối quan hệ sau này dễ dàng hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Cha mẹ cần tập cho con 4 thói quen này để không gây rắc rối khi đi ăn chốn đông người

Dạy trẻ thói quen ăn uống tự lập sẽ giúp cha mẹ không phải chán nản, đau đầu về những hành vi chúng gây ra khi đi ăn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN