Làm sao để "trị" những đứa trẻ quá cứng đầu?
Khi đứa bé 5 tuổi quát lại người lớn, hoặc một thiếu niên 15 tuổi trừng mắt lườm bố mẹ… Đây thật sự là vấn đề nghiêm trọng. Nếu không được kiểm soát, những đứa trẻ thiếu tôn trọng cha mẹ, ông bà sẽ biến thành người lớn thô lỗ và coi thường mọi chuẩn mực xã hội.
Tất cả trẻ em khi mới sinh ra đời đều không hỗn xược, láo lếu. Ngay từ khi mới chập chững biết đi, hãy nỗ lực kiểm soát các giới hạn quy chuẩn cho con làm sao để đứa trẻ không trở thành kẻ ương bướng, không biết vâng lời và tôn trọng cha mẹ, người lớn. Đồng thời cẩn biết cách dạy dỗ một đứa trẻ ngổ ngáo với những chiến lược sau đây.
Cần có thái độ nghiêm khắc
Đừng mỉa mai khi con có vẻ ương bướng và có thái độ chống đối. Hãy nghiêm khắc khi chỉnh đốn ngay khi trẻ nói trống không với bạn, hoặc làm lơ không trả lời nếu trẻ có thái độ ăn vạ. Sau đó uyển chuyển chỉnh đốn lại thái độ của trẻ.
Hạn chế thời gian xem tivi, máy tính
Có vô số lý do tại sao nên hạn chế thời gian xem truyền hình của trẻ không chỉ bởi những chương trình vô bổ mà trẻ còn có xu hướng bắt chước các nhân vật hỗn xược trên TV. Trẻ có thể lặp lại những từ ngữ hay hành động xấu như một con vẹt mà không thực sự hiểu ý nghĩa của nó.
Khi bạn phát hiện ra các nhân vật trên truyền hình sử dụng từ ngữ bậy bạ, hỗn xược, hãy nói chuyện với con bạn về lý do tại sao nói những điều đó là không phù hợp. Giải thích cho trẻ hiểu khi bé nhắc lại những điều đó, nó có thể gây tổn thương cảm xúc của những người bị nghe.
Thể hiện quyền lực
Không phải là thường xuyên, nhưng đôi khi cha mẹ phải thể hiện quyền lực của mình nhằm trấn áp một đứa trẻ ngỗ ngược. Đừng quá mềm yếu và nuông chiều con cái. Trẻ rất khôn, chúng biết nhìn mặt và sẵn sàng lấn át nếu cha mẹ quá nhu nhược và nhường nhịn chúng. Nếu bạn coi đó chỉ là một đứa trẻ đang làm mình làm mẩy và bỏ qua không uốn nắn, trẻ sẽ hình thành thói quen ngang ngược, luôn đòi hỏi làm theo ý mình và nếu không vừa ý sẽ nổi giận hoặc chống đối, hư hỗn.
Yêu cầu trẻ hoàn thành trách nhiệm
Tránh tham gia vào một cuộc đấu tranh quyền lực khi con bạn cố gắng lôi kéo bạn vào một cuộc tranh luận. Tranh luận với trẻ chỉ giúp bé có thể trì hoãn theo hướng tiêu cực. Vì vậy, thay vì tham gia vào một cuộc tranh luận kéo dài, chỉ cần thực thi các hậu quả nếu trẻ không tuân thủ.
Đừng để ý đến khi trẻ khóc lóc, ăn vạ
Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra nó đang thu hút sự chú ý của bạn khi nó gào to hoặc lăn lộn. Lúc này bạn không cần làm gì hết, chỉ đơn giản nhìn sang hướng khác hoặc bỏ đi mà không nói một lời. Đây là một thông điệp hiệu quả khi bạn biết con bạn đang cố gắng thu hút sự chú ý của bạn và coi những hành động của bé là rất sai. Sau khi trẻ bình tĩnh lại hãy giải thích những hành động sai lầm của bé, nếu tái diễn thậm chí có thể bị phạt.
Đưa ra cảnh báo
Nếu trẻ sử dụng những từ ngữ hỗn xược, hoặc những bình luận ngổ ngáo… Hãy nói rõ rằng trẻ đang thiếu tôn trọng bạn và điều gì sẽ xảy ra nếu bé tiếp tục lặp lại.
Hình phạt khi con hư
Nếu trẻ không dừng lại sau một cảnh báo, hoặc nếu cô ấy nói điều gì đó cực kỳ không phù hợp, hãy đưa ra các hình phạt như rời khỏi sân chơi ngay lập tức hoặc mất các đặc quyền mà trẻ được hưởng như thời gian xem tivi, thậm chí bị cấm túc.
Tôn trọng lẫn nhau
Để giáo dục trẻ trở thành người biết tôn trọng người khác, hãy thực hiện một quy tắc gia đình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử với người khác với lòng tốt và sự tôn trọng. Tất nhiên bạn cũng tuân theo quy tắc đó.
Nguồn: [Link nguồn]
Mark Zuckerberg, Evan Spiegel và Bill Gates đã xây dựng một đế chế công nghệ hoàn hảo. Nhưng những thiên tài trẻ về công nghệ...