Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Rút gọn nhưng khó giảm tải?

Sự kiện: Giáo dục

Sau khi Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được công bố, nhiều ý kiến vẫn còn lo ngại về việc giảm tải cho học sinh chưa được thực hiện triệt để vì có thêm nhiều môn mới. Nội dung học rút ngắn nhưng chưa nhiều, học sinh Tiểu học sẽ tiếp tục học 2 buổi/ngày…

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Rút gọn nhưng khó giảm tải? - 1

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được giảm tải bằng nhiều biện pháp. Ảnh minh họa: Q.Anh

Rút gọn nhưng vẫn còn nhiều môn

Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, áp dụng từ năm học 2018-2019; được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho học sinh. Điểm thay đổi rõ rệt so với trước đây, giáo dục phổ thông 12 năm sẽ chia làm 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (gồm cấp Tiểu học 5 năm, cấp THCS 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm).

Hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Điểm mới của Dự thảo chương trình là không quy định thứ tự tuần học cho từng môn mà chỉ quy định số tiết mỗi môn cần đạt trong năm. Thời gian học sẽ do từng trường sắp xếp. Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được phát triển thường xuyên, bao gồm các khâu xây dựng chương trình, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện.

Cũng theo Dự thảo, ở khối Tiểu học, học sinh lớp 1 cũng phải học khá nặng với những môn học như học sinh khối 2, 3. Ngoài hai môn chủ đạo Toán, Tiếng Việt là môn Tự nhiên và Xã hội, môn Thủ công, Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật… để tăng cường Toán, Tiếng Việt người ta có thêm các tiết bổ sung, Tập viết, Luyện viết… Còn đối với học sinh lớp 4 - 5 cũng học giống nhau khi có thêm các môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Công nghệ, Tin học. Theo đánh giá của nhiều giáo viên, số môn mà học sinh sẽ học trong tương lai cũng khá nhiều, nếu như chia ra học 2 buổi/ngày, học sinh cũng sẽ rất vất vả mỗi ngày.

Còn đối với cấp THCS (lớp 6 - 9), cũng có 12 môn học được đưa ra, trong đó các môn mới so với chương trình hiện nay như: Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Các môn được gộp đó là Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên. Ở cấp THPT, do định hướng nghề nghiệp nên học sinh sẽ được học nhiều môn học hơn so với cấp Tiểu học và THCS. Tuy nhiên, ở cấp THPT học sinh được lựa chọn một số môn học phù hợp với năng lực, khả năng và điều kiện học tập của bản thân.

Giảm tải từ tránh trùng lặp nội dung học

Dù Bộ GD&ĐT mới chỉ đưa ra “phác thảo” một số môn học trong chương trình phổ thông sắp tới, tuy nhiên đã nhiều ý kiến lo lắng về hoạt động giảm tải sẽ được thực hiện ra sao, như thế nào, bởi số môn học hầu như chưa được rút gọn đáng kể. Chương trình giáo dục nếu không được thiết kế linh hoạt sẽ dễ rơi vào tình trạng ôm đồm, dàn trải kiến thức như hiện nay. Trong khi, mục tiêu giảm tải là 1 trong 6 nội dung quan trọng của Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Chỉ ra một thực tế các môn học hiện nay đang gây nên tình trạng quá tải, PGS Mai Sỹ Tuấn, Tổng Chủ biên môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, chương trình hiện nay nặng là do sách giáo khoa, chương trình học. Hiện nay, có nhiều bài tập khó, do SGK hoặc giáo viên thêm bài tập đòi hỏi học sinh ghi nhớ quá nhiều, chưa chú ý. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra đòi hỏi nhớ quá nhiều, buộc học sinh phải học dẫn đến quá tải.

Chia sẻ về hướng giảm tải trong chương trình mới, PGS Mai Sỹ Tuấn cho hay, việc giảm tải tùy thuộc vào từng môn học. Ví dụ, ở môn Khoa học tự nhiên giảm tải là tránh sự trùng lặp, các môn học khác cũng đều phải làm thế. Kế tiếp là giảm kiến thức vận dụng quá nhiều, buộc học sinh phải nhớ nhiều. Do đó, đổi mới phương pháp để học sinh tăng tính suy luận, chứ không phải nhớ. Từ đó nâng cao năng lực, tư duy sáng tạo, nâng cao ứng dụng trong thực tiễn.

Nói về các mối lo lắng của nhiều giáo viên, chuyên gia giáo dục cho rằng có khá nhiều môn học mới, PGS Mai Sỹ Tuấn giải thích: “Chương trình mới có khá nhiều môn học mới, chúng tôi đã tính toán đến việc này và chủ động. Khi xây dựng chương trình, người xây dựng phải điều chỉnh, tham khảo chương trình hiện hành điểm được, chưa được. Tổ chức thực nghiệm, nếu còn quá tải thì phải điều chỉnh nhiều hơn trước khi triển khai đại trà. Nội dung chính của giảm tải là làm sao không tăng số lượng tiết học. So với hiện hành, cũng đã giảm dù không nhiều nhưng cũng giảm tải cho cả giáo viên lẫn học sinh”.

Ban Soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho biết, đội ngũ tham gia soạn thảo là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ các trường đại học đã từng tham gia chương trình phổ thông, hiểu biết về chương trình phổ thông. Bên cạnh đó, có sự tham gia của các giáo viên phổ thông có kinh nghiệm, có nhiều đóng góp, góp ý cho xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sách giáo khoa mới có giảm tải?

Chiều 19-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức họp báo công bố dự thảo các chương trình môn học, hoạt động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Anh (Gia Đình & Xã Hội)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN