Chứng kiến bố đánh mẹ dã man sẽ để lại "vết đen" suốt đời trẻ

Trẻ em khi chứng kiến bố đánh mẹ thường xuyên sẽ có xu hướng hành xử bạo lực hơn khi trưởng thành.

Những ngày qua, dư luận còn chưa hết phẫn nộ, chỉ trích người chồng ở Bắc Kạn đánh vợ tới tấp ngay trước mặt cậu con trai 10 tuổi thì ngày 27/8, trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện một video khác ghi lại hình ảnh một võ sư Nguyễn Xuân Vinh bạo hành vợ dã man ngay trước mặt con trai 7 tuổi và chị này còn đang bế đứa con mới 2 tháng tuổi. Điều dễ nhận thấy ở cả 2 vụ này là những đứa trẻ chứng kiến bố đánh mẹ nhưng đều tỏ ra "dửng dưng", không hề sợ hãi hay khóc lóc.

Võ sư Nguyễn Xuân Vinh bạo hành vợ dã man ngay trước mặt con trẻ. 

Võ sư Nguyễn Xuân Vinh bạo hành vợ dã man ngay trước mặt con trẻ. 

Bố đánh mẹ, sẽ ghi hằn sâu vào tâm trí trẻ

Trao đổi với PV về sự việc này, chuyên gia tâm lý giáo dục, kỹ năng sống Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công cảnh báo, khi cha mẹ sử dụng bạo lực trước mặt con cái, vô tình đã đưa đến cho trẻ thông điệp rằng: “Để dành được cái con muốn từ người khác, hãy dùng đến sức mạnh và bạo lực. Muốn điều khiển người khác thì phải có sức mạnh.  Kẻ mạnh luôn là người chiến thắng. Có thể bạo lực ngay cả với những người thân yêu của con.”

Chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh phân tích, với thông điệp đầu tiên (Để dành được cái con muốn từ người khác, hãy dùng đến sức mạnh và bạo lực), trẻ sẽ luôn dùng bạo lực khi muốn đồ chơi của bạn mà bạn không cho. Ở trên lớp, khi bạn nào làm không đúng yêu cầu, không đúng ý, con cũng sẽ dùng bạo lực.. Hành vi đó lặp đi lặp lại nhiều lần, qua nhiền năm tháng sẽ hình thành nên tính cách hung hăng, thích dùng bạo lực trong các hành xử hằng ngày của con.

Chuyên gia tâm lý giáo dục, kỹ năng sống Vũ Việt Anh.

Chuyên gia tâm lý giáo dục, kỹ năng sống Vũ Việt Anh.

Với thông điệp thứ 2 (Muốn điều khiển người khác thì phải có sức mạnh), theo tiến sĩ Vũ Việt Anh, các con sống trong môi trường bạo lực thường có nguy cơ kết bè, kết bảng với nhau để đi bắt nạt các bạn khác tạo nên hiện tượng bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên.

Thống kê tại Cục cảnh sát hình sự Bộ công An cho thấy, 80% trong số 7.861 vụ phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu chè, cờ bạc, gia đình thường xảy ra bạo lực… thiếu sự quan tâm đến trẻ em, sự giáo dục chưa phù hợp.

Ngoài ra, việc để trẻ chứng kiến người bố đánh mẹ hay trẻ bị đánh sẽ hình thành trong trí óc trẻ một suy nghĩ rằng “Có thể bạo lực cả với những người thân yêu của mình”. Điều này đã tạo nên hiện tượng bạo lực gia đình.

"Vết đen" bạo lực gia đình sẽ theo trẻ đến lúc trưởng thành

Theo một nghiên cứu, những người bị đánh đập, trừng phạt thời niên thiếu, khi lớn lên thường đánh đập bạn giá, vợ, con của mình cao gấp 4 lần so với những người không bị cha mẹ đánh đập.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Việt Anh, những người chồng sinh ra trong gia đình bạo lực đánh vợ nhiều hơn 600 lần so với đàn ông xuất thân trong gia đình không bạo lực. Cứ 4 người xuất thân trong một gia đình bạo lực thì có 1 người hung hăng làm con mình bị chấn thương trầm trọng: Gần như 100% trẻ em bị trừng phạt về thể xác đều tấn công anh chị em mình, 20% đánh đập tàn nhẫn anh chị em mình.

Trong khi đó, thạc sỹ - chuyên gia tâm lý Phạm Văn Chuẩn cho rằng, những đứa trẻ chứng kiến bố đánh mẹ đã vô tình được "dạy" cho bài học về giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.

Bản chất, đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ, nó như một bản sao của gia đình. Chúng càng bé thì sức ảnh hưởng này càng lớn. Chưa kể, trẻ có xu hướng thích bắt chước, nếu thấy cha mẹ bạo lực, nó ghi nhớ và đối xử với mọi thứ xung quanh nó bằng thái độ như vậy.

Trẻ sẽ mang cách giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực tới trường, khi chơi với bạn bè, thậm chí với em gái và với vợ sau này.

Số ít còn lại, khoảng 25%, trẻ phát triển bình thường, do não bộ của trẻ hoạt động tích cực, nơron thần kinh tái tạo hợp lý thì trẻ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng số trẻ có nơron thần kinh tái tạo hợp lý lại rất ít.

Những cú đấm, cái tát trời giáng của ông bố lên người mẹ sẽ in hằn trong đầu cậu bé từ hôm nay, và có thể gây ra những hậu quả khôn lường sau này.

Đặc biệt nguy hiểm hơn khi trẻ con chứng kiến những hành động bạo lực xảy ra sẽ để lại "vết đen", có khi cả đời không thể quên.

Những hậu quả trẻ sẽ phải gánh chịu như: trở nên hung hãn hoặc thu mình, giao tiếp, học tập khó khăn… Không ít trẻ phải đi điều trị tâm lý khi chúng không thể cân bằng lại sau khi chứng kiến cảnh bố đánh mẹ. Trẻ có thể từ một đứa trẻ rất tự tin biến thành thiếu tự tin và ngại giao tiếp với mọi người.

Bốn dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành

Theo một số chuyên gia, có nhiều đặc điểm để nhận biết trẻ có bị bạo hành hay không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Nhức nhối bạo lực gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN