Bộ trưởng GD-ĐT: "Các trường nên tổ chức cho học sinh học bán trú"

Sự kiện: Giáo dục

“Việc học sinh đến trường học một buổi hay bán trú cả ngày về mặt phòng dịch là không khác nhau nhiều, do đó để tạo thuận lợi cho phụ huynh đưa đón con, các trường nên thực hiện đầy đủ và thống nhất”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

Trước thực trạng một số cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh học 1 buổi/ngày khiến việc chăm sóc, đưa đón của phụ huynh bị xáo trộn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị, với những trường có điều kiện bán trú nên tổ chức cho học sinh học bán trú, bởi theo ý kiến của chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm khi học một buổi hay cả ngày cơ bản không khác nhau.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: GD-TĐ). 

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: GD-TĐ). 

Nhấn mạnh lại quan điểm đưa học sinh trở lại trường từng bước thận trọng, lấy an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên làm đầu, nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cũng cần có sự ứng phó phù hợp để đạt được cả mục tiêu giáo dục và tạo điều kiện cho phụ huynh yên tâm trong công việc để phát triển kinh tế, xã hội.

Về ứng phó với dịch bệnh trong trường học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý, nếu phát sinh các trường hợp nhiễm bệnh cần cố gắng sàng lọc, xử lý trong phạm vi hẹp nhất có thể. Những nội dung này đã được làm rõ trong cuốn “Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế phát hành. Các trường nên sử dụng bản điện tử để cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh tham khảo.

Bộ trưởng GD-ĐT lưu ý, cần ứng phó với dịch bệnh một cách bình tĩnh, không hoảng hốt và thể hiện rõ sự hiểu biết. Sự thống nhất, đồng thuận cao giữa nhà trường và gia đình là yếu tố tư tưởng quan trọng, bởi khi phụ huynh đồng thuận, hiểu biết, phối hợp thì nếu có phát sinh ca bệnh trong trường học cũng sẽ đồng thuận cùng nhà trường xử lý.

Trong ứng phó với dịch bệnh và xử lý tình huống, cần tránh cả hai trường hợp: chủ quan, lơ là; hoặc căng thẳng quá mức. Động viên tinh thần cho cả thầy và trò là việc cần làm khi mở cửa trường học.

Bên cạnh đó, thành phố dành sự quan tâm tới học sinh các lớp cuối cấp; các em phải chịu nhiều thiệt thòi trong thời gian qua, vì vậy, cần có sự hỗ trợ tối đa để các em tham gia tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi chuyển cấp sắp tới.

Hôm nay 10/2, hơn 500.000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện thị xã ngoại thành Hà Nội lần đầu tiên đến trường học trực tiếp sau 9 tháng học trực tuyến để phòng chống dịch.

Việc quyết định cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 đến trường học trực tiếp được nhiều phụ huynh ủng hộ, bởi việc học online kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý học sinh.

Theo thống kê, toàn TP Hà Nội hiện có 818.891 học sinh cấp tiểu học với 20.664 lớp. Trong đó, số học sinh cấp tiểu học ở 18 huyện thị xã là 455.249 học sinh, với 12.000 lớp. Số học sinh lớp 6 của 18 huyện thị xã là 74.687 học sinh, với 1.924 lớp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày; không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường. Yêu cầu này cũng được áp dụng đối với các trường đang tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố.

Nguồn: [Link nguồn]

”Hà Nội nên mạnh dạn cho trẻ học cả ngày ở trường”

PGS.TS. Trần Đắc Phu, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN