Khi có F0 trong trường học, giáo viên và học sinh nên làm gì?

Sự kiện: Giáo dục

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các trường nắm rõ quy trình xử lý tình huống khi có F0 trong trường học theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh vừa ký quyết định phê duyệt Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.

Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học gồm hơn 20 trang với 3 nội dung chính: Thông tin chung về dịch COVID-19; các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học; các biện pháp bảo đảm trường học an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Học sinh đi học. (Ảnh: NLĐ).

Học sinh đi học. (Ảnh: NLĐ).

Ở nội dung các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học, sổ tay nêu rõ những công việc quan trọng và cần thiết đối với từng thành viên liên quan ở từng thời điểm, như: Trước khi học sinh đến trường; trong thời gian học tập tại trường; sau khi học sinh rời trường.

Đáng chú ý, ở phần này, để các phụ huynh có thể hướng dẫn, giúp đỡ trẻ mầm non, học sinh tiểu học thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại nhà, cuốn sổ tay chỉ rõ 10 việc mà học sinh cần làm tại nhà hằng ngày.

Liên quan đến các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học, cuốn sổ tay nêu rõ quy trình xử lý gồm 4 bước khi có trường hợp học sinh mắc COVID-19 trong trường học. Trong quy trình này, việc triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý dịch được thực hiện trong phạm vi lớp có học sinh là F0, các lớp khác hoạt động bình thường. Căn cứ tình hình sức khỏe của F0, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của nhà trường và lực lượng y tế của địa phương quyết định đưa F0 đi điều trị tại cơ sở y tế hoặc hướng dẫn cha mẹ học sinh điều trị F0 tại nhà.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường theo lộ trình đã được thực hiện nghiêm túc, chu đáo và đúng quy định. Để công tác dạy học đạt hiệu quả nhất, tận dụng tối đa thời gian học sinh học trực tiếp, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận/huyện/thị xã, các trường học một số lưu ý trong công tác tổ chức dạy và học khi học sinh trở lại trường học tập.

Một trong những yêu cầu được nhấn mạnh là các nhà trường phải sắp xếp lại chương trình, kế hoạch dạy học theo nội dung điều chỉnh, tinh giản và bảo đảm thích ứng; đồng thời đánh giá, phân loại kết quả học trực tuyến, học qua truyền hình của từng học sinh để điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường, điều chỉnh kế hoạch môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình thực tế, chất lượng học tập của từng học sinh.

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các trường nắm rõ quy trình xử lý tình huống khi có F0 trong trường học theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Nếu phát hiện học sinh là F0, giáo viên cần bình tĩnh, không làm học sinh hoảng sợ. Những học sinh tiếp xúc gần F0 được coi là F1, nhà trường sẽ báo cáo cơ quan y tế cho đi xét nghiệm và chuyển học trực tuyến; những trường hợp còn lại trong lớp theo dõi sức khỏe, nếu không có bất thường thì hôm sau vẫn tiếp tục được đến trường.

Nguồn: [Link nguồn]

Học sinh THCS của 57 tỉnh, thành phố trở lại trường từ hôm nay, 8/2

Tối 7-2, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về tình hình học sinh, sinh viên trên cả nước đi học trở lại sau một thời...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN