40 trường công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực: Trường nào lấy cao nhất?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hiện có ít nhất 40 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025, trong đó trường đại học Ngoại thương lấy cao nhất.

Năm 2025, cả nước có khoảng 10 kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy quy mô lớn do các trường đại học tổ chức. Trong đó, kỳ thi của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA), Đại học Quốc gia TP.HCM (APT) và Đại học Bách khoa Hà Nội (TSA) quy mô lớn nhất, được 50-100 trường sử dụng kết quả để tuyển đầu vào.

Trường đại học Ngoại thương dùng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) và TP HCM (APT) cùng điểm thi đánh giá tư duy của Bách khoa Hà Nội (TSA) để tuyển sinh. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) lần lượt là 100/150; 850/1200 và 60/100 - là mức cao nhất đối với phương thức này.

Nhiều trường lấy thấp chỉ ở ngưỡng 50-60 để xét tuyển đầu vào.

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện đã có hơn 40 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy trong công tác xét tuyển đại học mùa tuyển sinh 2025.

Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin, các trường có thể sử dụng điểm thi đánh giá tư duy để xét tuyển mà không cần báo lại đơn vị tổ chức kỳ thi.

Năm ngoái, Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển thí sinh có điểm đánh giá tư duy từ 50/100 điểm, các trường đại học khác nhận hồ sơ xét tuyển từ 50 - 60/100 điểm.

Điểm sàn đánh giá năng lực vào các trường năm 2025 cụ thể như sau:

STT Trường Điểm thi HSA (thang 150) Điểm thi TSA (thang 100) Điểm thi APT (thang 1.200)
1 Đại học Kinh tế Quốc dân 85 60 700
2 Học viện Ngân hàng 85
3 Đại học Thương mại 80 50
4 Đại học Ngoại thương 100 60 850
5 Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) 80 750
6 Đai học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) 75
7 Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) 80 750
8 Đại học Công nghiệp Hà Nội 75 50
9 Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) Tiếng Anh đạt tối thiểu 30/50 điểm
10 Đại học Phenikaa 80 (với khối Sức khỏe, trừ ngành Quản lý bệnh viện), 70 (ngành còn lại) 60 (với khối Sức khỏe, trừ ngành Quản lý bệnh viện), 50 (ngành còn lại)
11 Đại học Mở Hà Nội 75 50
12 Đại học Thăng Long 80
13 Đại học Sao Đỏ 80 50
14 Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế 700
15 Đại học Nguyễn Tất Thành 70 550
16 Đại học Lâm Nghiệp 75 50 600
17 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 75 50
18 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 80
19 Đại học Kiểm sát 70 700
20 Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị 50
21 Đại học Tiền Giang 500
22 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 720
23 Đại học Thái Bình Dương 500
24 Đại học Duy Tân - Y khoa, Răng Hàm Mặt, Dược: 700 trở lên- Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: 650 điểm trở lên- Các ngành còn lại: 600 trở lên
25 Khoa Quốc tế (Đại học Thái Nguyên) 70 50
26 Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 75
27 Đại học Văn Hiến 600
28 Đại học Công nghiệp TP.HCM - Nhóm ngành Pháp luật: từ 720 điểm (Phần Tiếng việt từ 180 điểm; Toán học từ 180 điểm)- Chương trình đại trà: từ 650 điểm (trừ nhóm ngành Pháp luật)- Chương trình tăng cường tiếng Anh: từ 600 điểm, (trừ nhóm ngành Pháp luật).
29 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 75 50 600
30 Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) 80
31 Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM 600
32 Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 75
33 Đại học Giao thông Vận Tải 75 50 600
34 Đại học Yersin Đà Lạt Điểm quy đổi đạt từ 15 điểm trở lên (ngành Điều dưỡng đạt từ 18 điểm trở lên và ngành Dược học đạt từ 20 điểm trở lên)
35 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 600
36 Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột 90 với ngành Y khoa, 80 với ngành Dược học, 60 với các ngành còn lại 700 với ngành Y khoa, 600 với ngành Dược học, 500 với các ngành còn lại
37 Đại học Tôn Đức Thắng 600
38 Đại học Quảng Nam 600
39 Đại học Hoa Sen 67 600
40 Đại học Bạc Liêu 600

Kết quả của các kỳ thi này được nhiều trường đại học sử dụng làm căn cứ xét tuyển đầu vào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Tuyển sinh đại học cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN