Vì sao nghệ sĩ tử nạn nhưng show thực tế Trung Quốc vẫn luôn ưu tiên quay đêm?

Sự kiện: Gameshow giải trí

Vụ việc nam siêu mẫu đình đám châu Á Cao Dĩ Tường đột tử khi đang quay show thực tế Chase me một lần nữa làm dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc các nhà đài ưu tiên quay tối dù có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Mới đây, vụ việc nam siêu mẫu đình đám châu Á Cao Dĩ Tường đột tử khi đang quay show thực tế Chase me một lần nữa làm dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc các nhà đài ưu tiên quay tối dù có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Show thực tế - cỗ máy kiếm tiền khổng lồ

Những năm gần đây, show thực tế bùng nổ và trở thành xu hướng nhận được nhiều sự yêu mến của đông đảo khán giả. Không những nội dung mới mẻ, các show thực tế còn có cách dàn dựng đa dạng, không bị bó buộc ở một không gian nhỏ hẹp nên thu hút lượng lớn khán giả theo dõi.

Theo truyền thông Trung Quốc thống kê, trong nửa đầu năm 2019, đã có 49 show truyền hình thực tế được sản xuất. Tính đến hết năm 2018, số lượng các chương trình thức tế đã tăng hơn 73% so với năm 2017. Theo đó, các nhà đài đã nhận thấy được show thực tế là một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ nên ồ ạt chuyển hướng kinh doanh.

Vụ tai nạn đáng tiếc của Cao Dĩ Tường một lần nữa làm dấy lên hồi chuông về các nguy cơ tiềm ẩn của các show thực tế

Vụ tai nạn đáng tiếc của Cao Dĩ Tường một lần nữa làm dấy lên hồi chuông về các nguy cơ tiềm ẩn của các show thực tế

Những người am hiểu lĩnh vực này cho biết để sản xuất một bộ phim phải tính bằng năm thì các show thực tế thường chỉ 3 tháng hoặc ít hơn, mà quy trình kiểm duyệt cũng không quá khắt khe. Vì vậy, nhà sản xuất thu hồi vốn rất nhanh và nhận về lợi nhuận khổng lồ.

Không những thế, thời gian gần đây, Tổng cục Điện ảnh Trung Quốc rất khắt khe trong việc kiểm duyệt phim, còn ra danh sách 16 dòng phim bị hạn chế và cấm chiếu khiến các nhà làm phim gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các chương trình truyền hình thực tế vô hình trở thành miếng mồi ngon thu hút nhiều nhà đầu tư. Trong khi phim giảm thì cần phải tìm lĩnh vực khác thay thế để thu hồi vốn và phục vụ khán giả, vì thế show thực tế chính là lựa chọn hàng đầu.

Các ngôi sao nổi tiếng kiệt sức khi tham gia các show thực tế vận động mạnh

Các ngôi sao nổi tiếng kiệt sức khi tham gia các show thực tế vận động mạnh

Hơn nữa, số tiền thu được từ bán quảng cáo trong các show thực tế cũng không hề nhỏ. Chỉ tính riêng năm 2019, doanh thu quảng cáo của đài Hồ Nam đã đạt hơn 850 triệu USD. Trong khi đó, vào năm 2018, một show truyền hình thực tế cũng từng nhận được gói tài trợ độc quyền 10 triệu USD đến từ thương hiệu nổi tiếng.

Ưu tiên quay đêm bất chấp nguy cơ tai nạn

Dù là một trong những lĩnh vực nhận được nhiều quan tâm của khán giả nhưng các show thực tế thường được quay vào tối muộn đến khuya. Theo các ê kíp thì giờ đó sẽ tránh được việc chồng chéo lịch của các ngôi sao. Không những thế, việc quay đêm cũng hạn chế được tiếng ồn, sự đông đúc của khán giả và lấy được bối cảnh hiện trường: “Ghi hình vào đêm khuya là chuẩn mực trong ngành. Nghệ sĩ hiện nay đều có lịch trình dày đặc vào buổi sáng sớm, cho nên đó là cách duy nhất để thực hiện tiết mục”, đại diện Jereh Group nói.

Nhiều người còn gặp nguy hiểm đến tính mạng như suýt chết đuối khi đang quay hình

Nhiều người còn gặp nguy hiểm đến tính mạng như suýt chết đuối khi đang quay hình

Việc quay các show thực tế từ đêm đến sáng cùng với lịch trình dày đặc, ít thời gian nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe của các ngôi sao tham gia. Tuy nhiên, ai cũng phải cắn răng chịu đựng khi tham gia show thực tế. Ví dụ tiêu biểu nhất là Chase me, trong ngày xảy ra sự cố đáng tiếc của Cao Dĩ Tường, tiết mục được quay vào lúc nửa đêm khi nhiệt độ ngoài trời ở Ninh Ba ngày càng giảm sâu dưới 10 độ C và kèm theo mưa nhỏ. Trong khi đó, các ngôi sao phải hoạt động mạnh, ra mồ hôi rất nhiều nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Dù phải làm việc trái với nhịp độ sinh học của cơ thể trong môi trường khắc nghiệp nhưng an toàn lao động lại không được quan tâm đúng mức.

Năm 2017, nữ diễn viên Đài Loan Ngô Ánh Khiết (biệt danh: Quỷ Quỷ) đã bị chấn thương não khi tham gia show truyền hình Happy Camp. Khi tham gia một phần chơi có tên Cùng hợp tác tiến lên phía trước, nữ diễn viên đã ngã cắm đầu xuống đất với lực khá mạnh. Vài ngày sau, người đẹp xuất hiện các triệu chứng váng đầu, mất cân bằng. Cô được bác sĩ chẩn đoán là chấn thương nhẹ vùng não và phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.

Có người còn bị gãy tay, gãy chân...

Có người còn bị gãy tay, gãy chân...

Khi tham gia Running Brother, nam diễn viên Lý Thần cũng bị bào mòn sức khỏe khi tham gia show truyền hình thực tế trong thời gian dài. Thậm chí, Lý Thần phải ngồi xe lăn khi ghi hình cho show truyền hình ở nước ngoài. Anh gặp khó khăn trong việc đi lại và phải nhờ tới sự giúp đỡ từ nhân viên và đồng nghiệp. Trước đây, nam diễn viên cũng từng phải khâu 9 mũi, trật khớp tay, gãy ngón tay khi quay chương trình truyền hình thực tế.

Các ngôi sao đều được mua bảo hiểm, nhưng phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính mạng, sức khỏe của bản thân nếu có sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình ghi hình. Ngoài ra, các điều khoản liên quan an toàn lao động, điều trị y tế, kiểm tra sức khỏe trước và sau khi tham gia các chương trình có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe... đều không được phía nhà đài này đề cập đến trong hợp đồng. Như khi Cao Dĩ Tường gặp nguy hiểm đã không có sự cấp cứu kịp thời của các nhân viên y tế dẫn đến tai nạn đau lòng.

Các ngôi sao sợ hãi bật khóc khi tham gia các thử thách vận động mạnh

Các ngôi sao sợ hãi bật khóc khi tham gia các thử thách vận động mạnh

Không những thế, chỉ những ngôi sao mới được mua bảo hiểm, còn nhân viên của đoàn thì không có chế độ mà còn phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt với cường độ cao. Trong khi đó, mức thu nhập rất thấp chỉ khoảng 400 USD, nếu chẳng may bị tai nạn sẽ phải tự bỏ tiền túi ra chữa trị.

Tổng cục thắt chặt sau tai nạn của Cao Dĩ Tường

Từ thực tế các show chương trình ồ ạt xuất hiện cùng các yêu cầu khắc nghiệt, có phần khắt khe của các nhà đài gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho các nghệ sĩ cũng như ê kíp đoàn, đặc biệt là sau tai nạn đáng tiếc của Cao Dĩ Tường, Tổng cục Điện ảnh, Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc bắt đầu có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí chương trình Survivor Games từng bị đình chỉ quay sau một mùa vì khán giả phản ứng show quá tiêu cực, gây hoang mang và ám ảnh tâm lý sau khi phát sóng tập phim có cảnh bắt người chơi ăn giun đất còn sống.

Dù nguy hiểm là thế nhưng các nhà sản xuất không quan tâm đúng mức đến sự an toàn của các người tham gia và nhân viên đoàn

Dù nguy hiểm là thế nhưng các nhà sản xuất không quan tâm đúng mức đến sự an toàn của các người tham gia và nhân viên đoàn

"Việc thị hiếu khán giả liên tục thay đổi đã buộc các nhà đài phải lao đầu vào cuộc đua đổi mới. Điều này vô tình làm các chương trình thực tế giải trí mất đi tính nhân văn. Bi kịch của Cao Dĩ Tường chính là hồi chuông thức tỉnh, nhắc nhở các nhà sản xuất dù làm bất kỳ tiết mục cũng phải tiên quyết đặt tính mạng, sức khỏe con người lên hàng đầu", Tân Hoa Xã cho hay.

Đồng thời, truyền thông Trung Quốc cũng chỉ rõ so với Hàn Quốc hay Nhật Bản thì các show thực tế của Trung Quốc chưa thật sự quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho các ngôi sao và ê kíp chương trình. Thậm chí, ở các địa điểm ghi hình, xe cứu thương và bác sĩ chuyên nghiệp còn chẳng có. Như trong trường hợp của nam siêu mẫu Cao Dĩ Tường, Chase me là chương trình có nhiều thử thách vận động mạnh nhưng không hề có bác sĩ chuyên nghiệp hay xe cứu thương tại chỗ. Thế nên khi xảy ra sự cố đã không được cứu chữa kịp thời.

Nguồn: [Link nguồn]

Bật mí về show truyền hình thực tế Việt đầu tiên được ghi hình tại Triều Tiên

BTC “Cuộc đua kỳ thú“ khiến khán giả sửng sốt khi đưa ra thông tin chính thức về chặng đua nước ngoài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đoàn Hòa (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Gameshow giải trí Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN