Tranh luận quanh tạo hình Võ Tòng của Mai Tài Phến: "Như phim kiếm hiệp"

Tạo hình của nhân vật Võ Tòng do Mai Tài Phến thủ vai trong bộ phim điện ảnh Đất Rừng Phương Nam tạo ra nhiều tranh luận.

Fanpage Đất Rừng Phương Nam khẳng định: "Mai Tài Phến gây bất ngờ cho khán giả khi vào nhân vật Võ Tòng gai góc nhưng đầy nghĩa khí". Đính kèm trong bài viết là tấm poster thể hiện nhân vật Võ Tòng trong bộ phim sắp được ra rạp. 

Mai Tài Phến cho biết mình mất gần 3 tiếng mỗi ngày để hóa trang vết sẹo, râu, tóc và làm đen da để hóa thân thành Võ Tòng “người rừng” trong phim điện ảnh Đất Rừng Phương Nam. Sau khi xem xong trailer, ekip bật mí rằng nam diễn viên "vui mừng vì hình tượng Võ Tòng đúng với sự mong đợi".

Ý kiến khán giả về tạo hình Võ Tòng của Mai Tài Phến.

Ý kiến khán giả về tạo hình Võ Tòng của Mai Tài Phến.

Ở phần bình luận, nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Khán giả tên D.N.H viết ngay ở phần bình luận: "Xem trailer như phim kiếm hiệp là thấy không ra chất Đất Rừng Phương Nam rồi. Có nhân vật mãi võ mà tạo hình cứ như của Lương Triều Vỹ trong Nhất Đại Tông Sư. Thấy phim làm ra để hướng tới giới trẻ hơn là những thế hệ 8-9x. Cũng vì vậy cái hồn của tác phẩm bị mất đi".

Một số người còn so sánh tạo hình này với các nhân vật trong bộ truyện Thủy Hử của Trung Quốc. Nhiều ý kiến khác cũng đặt lên bàn cân tạo hình của nhân vật bác Ba Phi của diễn viên Trấn Thành, cho rằng có nhiều nét "y như Châu Bá Thông".

Khán giả K.D sau đó có ý bênh vực Mai Tài Phến và ekip: "Không hiểu mọi người chê cái gì. Trong khi Mai Tài Phến nhìn như công tử, nhưng hóa thân 1 cái vai khác hẳn vẻ ngoài của mình vậy mà chê. Rồi ví với Vinh râu, 2 đẳng cấp hoàn toàn khác nhau. Vinh Râu sao so với diễn viên điện ảnh trị vai chính. Một vai diễn không phải lựa diễn viên hợp cái ngoại hình để tiết kiệm chi phí hóa trang đâu".

Mai Tài Phến phải làm đen da để vào vai Võ Tòng.

Mai Tài Phến phải làm đen da để vào vai Võ Tòng.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết chọn Võ Tòng theo tiêu chí bám sát nguyên tác. Trong tiểu thuyết gốc của nhà văn Đoàn Giỏi, nhân vật được miêu tả: "Một người đàn ông cổ lộ hầu, đen như cột nhà cháy, cởi trần, cao lêu nghêu đang hiện ra trong ánh lửa... Mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy.

Tôi muốn Võ Tòng có vẻ ngoài xù xì, khuôn mặt hằn vết sẹo. Nhưng sau khi anh cắt tóc cạo râu gọn gàng, người xung quanh phải ngạc nhiên. Điều này sẽ trở thành 'chất xúc tác' cho mối tình của Võ Tòng với Út Trong, người con gái xinh đẹp nhất vùng".

Mai Tài Phến nói trong buổi họp báo: "Thực ra nhiều khán giả biết đến Mai Tài Phến với hình ảnh 'thầy giáo mưa' điển trai ngày xưa nhưng tôi thấy mình cũng bình thường. Áp lực thì không có vì tôi nghĩ khán giả chưa thấy được hình ảnh mới của tôi khi đóng Võ Tòng nên họ thắc mắc và nghĩ như vậy cũng không sai, đôi khi mình cũng như vậy".

Những công đoạn phức tạp để hóa trang Võ Tòng cho Mai Tài Phến.

Những công đoạn phức tạp để hóa trang Võ Tòng cho Mai Tài Phến.

Đây không phải lần đầu diễn viên này đóng những vai diễn đòi hỏi khả năng võ thuật. Mai Tài Phến trước đó từng nhận nhiều lời khen với vai diễn trong web drama Bình Báo. Anh gây ấn tượng với vai diễn giang hồ, phong trần nhưng đầy tình cảm. Đây là bộ phim về một gã giang hồ cùng tên hết thời đang quy ẩn, lui về làm nghề thợ may, chọn cuộc sống bình dị nhưng êm ấm bên cậu con trai.

Một thời gian sau, Bình Báo phải trở lại giang hồ vì muốn kiếm tiền cho con trai được phẫu thuật tim. Bình Báo chính là bộ phim đầu tiên do chính anh sản xuất và đạo diễn, bên cạnh tham gia diễn xuất chính. Vai diễn giang hồ với những phân cảnh hành động của Mai Tài Phến nhận về nhiều lời khen.

Chính vì vậy, nhiều người cho rằng nên chờ đợi diễn xuất thật sự của nam diễn viên khi bộ phim được công chiếu ở rạp, từ đó mới có thể đánh giá chính xác phần trăm "hợp vai" của Mai Tài Phến với vai diễn Võ Tòng kinh điển.

Nguồn: [Link nguồn]

Mai Tài Phến lên tiếng trước tranh cãi về vai Võ Tòng được Trấn Thành khen ”đẹp và sexy”

Mai Tài Phến cho biết chính anh cũng không biết vì sao được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chọn đóng vai Võ Tòng ở "Đất rừng Phương Nam".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Minh ([Tên nguồn])
Đất rừng phương Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN