Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao Trương Phi ngủ không nhắm mắt

Trong "Tam quốc diễn nghĩa" Trương Phi là một hổ tướng tính tình nóng nảy, hữu dũng vô mưu, hành xử lỗ mãng. Không những vậy, hình tượng Trương Phi còn gắn liền với giai thoại "ngủ không nhắm mắt" hết sức kỳ lạ.

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao Trương Phi ngủ không nhắm mắt - 1

Trương Phi là một trong Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán.

Trương Phi (166 - 221), tự Ích Đức, thường gọi Dực Đức, là một trong ngũ hổ tướng nhà Thục Hán. Trương Phi được đánh giá có sức mạnh ngang Lữ Bố, Mã Siêu, Quan Vũ, Điển Vi.

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, Trương Phi không chỉ giỏi võ mà còn viết chữ rất đẹp, vẽ tranh rất tài. Tính khí của Phi ngay từ nhỏ đã nóng nảy, các thầy trong làng đều không ai dạy nổi.

Mới 13 tuổi, Trương Phi đã tinh thông võ nghệ và thuộc làu sử sách. Thầy Vương muốn rèn giũa tính tình Phi, liền nghĩ ra cách dạy Phi hội họa và thư pháp. Phi vốn tư chất thông minh nên chỉ 3 năm sau, thư, hoạ đều tinh thông, nổi tiếng cả vùng.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Phi được mô tả "cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én". Trương Phi đã cùng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái làm huynh đệ trong vườn đào. Ông là em út trong ba người. Ông được Chiêu liệt hoàng đế tức Lưu Bị phong làm một trong ngũ hổ đại tướng.

Ông là một người rất khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Ông nổi tiếng với võ nghệ siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Trong truyện miêu tả, ông sử dụng vũ khí là bát xà mâu dài 1 trượng 8, cưỡi tuấn mã "Ô vân đạp tuyết" (Ngựa đen chân trắng). Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh. Trong trận ấy, viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt đã hoảng sợ đến mức vỡ mật mà chết. Ngoài ra cuộc đời ông còn gắn liền với một giai thoại hết sức ly kỳ đó là khả năng "ngủ mà không cần nhắm mắt".

Giai thoại Trương Phi "ngủ mở mắt"

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao Trương Phi ngủ không nhắm mắt - 2

Trương Phi ngủ mở mắt.

Tam quốc diễn nghĩa hồi thứ 81 có kể lại, năm xưa Lưu Bị vì muốn yểm trợ Quan Vũ nên hạ lệnh cho Trương Phi dẫn binh tướng tiến đánh Đông Ngô. Khi đó, Trương Phi có mang theo hai người phụ tá thân cận là Trương Đạt và Phạm Cương.

Vốn tính tình nóng nảy, Trương Phi ép hai người này nội trong 3 ngày phải tìm ra cách đánh thắng trận tới, nếu không sẽ bị nghiêm phạt theo quân pháp.

Trương Đạt và Phạm Cương khẩn cầu chủ tướng cho thêm trời hạn. Nào ngờ Trương Phi không những không đồng ý mà còn đánh hai người họ mấy chục roi, sau đó dọa nếu không thắng trận sẽ chém đầu răn binh sĩ.

Đêm hôm ấy, hai người trở về bàn mưu tính kể. Hai kẻ Trương, Phạm cảm thấy đường nào cũng khó thoát, nên quyết định đêm đó bí mật hạ sát chủ tướng.

Tối hôm đó, Trương Phi uống rượu cùng các thượng tướng khác đến say mèm rồi trở về doanh trướng nằm ngủ. Chờ cho đêm đã về khuya, Trương Đạt và Phạm Cương mang theo đao kiếm lẻn vào lều chủ tướng.

Khi tới gần giường Trương Phi, thấy ông vẫn mắt mở trừng trừng, chúng hoảng sợ cho rằng chủ tướng vẫn còn đang thức. Chỉ đến khi nghe tiếng ngáy đều đều phát ra, hai kẻ này mới tin rằng Trương Phi đã ngủ, liền ra tay hạ sát rồi mang đầu ông dâng cho Tôn Quyền.

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao Trương Phi ngủ không nhắm mắt - 3

Trương Phi là một bợm rượu.

Liên quan tới chi tiết Trương Phi ngủ nhưng mắt vẫn mở, nhiều người cho rằng tác giả đã sử dụng cách miêu tả khoa trương để lột tả khí khái hùng dũng, uy vũ của nhân vật này.

Nhưng hóa ra chúng ta đã nhầm. Thực tế, trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp ngủ không nhắm mắt. Đơn cử là câu chuyện của Robyn Cathey (sinh sống tại Acworth, Georgia, Hoa Kỳ). Trong nhiều năm liên tục, cô thường xuyên ngủ gật với 2 mí mắt hoàn toàn mở. "Hiện tượng này chỉ xảy ra khi tôi gặp nhiều mệt mỏi trong công việc," - cô Robyn Cathey chia sẻ.

Hoặc trường hợp của Mel Boozer, ở Andover, Hoa Kỳ, khi đến tận 2 đứa con của cô đều gặp hiện tượng ngủ không nhắm mắt. Cô còn nói vui rằng: "Chắc con tôi sợ bỏ lỡ điều gì đó xảy ra nên mới không dám nhắm mắt".

Trương Phi "ngủ mở mắt" do bệnh tật hay là dấu hiệu yểu mệnh?

Mở mắt khi ngủ là một hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. Nhiều loài chim vì đề cao cảnh giác nên không nhắm mắt ngay cả khi ngủ. Cũng có một số động vật sống dưới biển luôn mở mắt để… không bị chết chìm.

Khi mở mắt, trạng thái ngủ của chúng chỉ ở mức 50%. Điều này khiến não bộ và các giác quan khác chỉ được nghỉ ngơi một phần.

Đối với con người, hiện tượng ngủ mở mắt tuy hiếm thấy nhưng quả thực có tồn tại. Nhóm đối tượng này do sở hữu mí mắt quá mỏng nên khi khép vẫn lộ ra con ngươi bên trong, khiến người khác nhìn vào nghĩ rằng họ đang mở mắt.

Lý giải trên góc độ duy tâm, không ít người tin rằng những ai ngủ mở mắt đều sở hữu "con mắt âm dương" khiến họ nhìn thấy những thứ thuộc về thế giới bên kia. Về tướng số, cổ nhân cho rằng đây là một biểu hiện của những người tướng yếu, vắn số.

Dù lý giải trên góc độ tâm linh hay khoa học, tình trạng mắt khép không kín khi ngủ cũng không hề tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Đối với chi tiết Trương Phi ngủ mở mắt, các nhà nghiên cứu trên trang Qulishi.com lại nghiêng về giả thiết đại nhân vật thời Tam quốc này bị mắc bệnh.

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ mở mắt có thể liên quan tới các bệnh lý như liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, ảnh hưởng từ chấn thương sọ não.

Tương tự như vậy, các bệnh về mắt như lồi mắt, hở mi, xuất hiện khối u, tổn thương vùng mắt… cũng có thể dẫn đến tình trạng mắt không khép kín khi ngủ.

Người ngủ mở mắt thường sở hữu thị lực không tốt. Việc mi mắt không khép kín có thể khiến họ bị tổn thương nếu nằm ngủ trong môi trường có ánh sáng mạnh hoặc bị dị vật rơi vào mắt.

Dù lý giải theo góc độ tâm linh hay khoa học, giai thoại "ngủ mở mắt" của Trương Phi từ lâu đã được hậu thế khắc sâu trong tâm trí. Chỉ tiếc rằng, đặc điểm "ngàn người có một" này cũng không mang lại cho nhân vật này một kết cục ít bi thảm hơn…

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao Trương Phi ngủ không nhắm mắt - 4

Trương Phi nóng nảy nhưng thật thà.

Nguyên nhân việc ngủ không nhắm mắt

Trong y khoa, hiện tượng ngủ mở mắt có tên gọi là nocturnal lagophthalmos. Hiểu nôm na, đây được xem là một căn bệnh làm ảnh hưởng đến mí mắt, khiến chúng không thể đóng lại hoàn toàn khi chúng ta ngủ.

Thế giới ghi nhận có đến 20% người bị bệnh này. Đặc biệt, ngay chính bản thân người mắc bệnh cũng không thể nhận biết được mình đang ngủ mở mắt.

Theo khoa học, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng Lagophthalmos như chấn thương ở hộp sọ, bệnh tuyến giáp... thậm chí là các bệnh về di truyền.

Trong đó, lý do chủ yếu đến từ dây thần kinh mặt - nơi điều khiển sự chuyển động của cả hai cơ làm tăng lông mày và những lông mi đóng mí mắt - gặp vấn đề. Hoặc cũng có thể xảy ra do các vấn đề với da xung quanh mí mắt.

Trong một bài phỏng vấn, Tiến sĩ Ivan Schwab từ Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ đã nói: "Khi ngủ, các cơ quanh mắt sẽ dần dần đóng lại và từ từ rơi vào trạng thái ngủ say. Vì vậy khi mắc bệnh, chúng ta sẽ rất khó có được giấc ngủ ngon lành. Thậm chí, nếu mở mắt khi ngủ sẽ có thể làm xước, bỏng và gây hư hại mắt."

Thật vậy, các trường hợp thực tế đã minh chứng cho tác hại của hiện tượng ngủ không nhắm mắt. Theo cô Cathey chia sẻ: "Đôi mắt của tôi cực kì khô và có cảm giác rát bỏng. Điều này đã khiến tôi thức dậy nhiều lần trong khi ngủ."

Tiến sĩ Schwab đưa ra lời khuyên cho chúng ta rằng: "Nếu gặp hiện tượng ngủ mở mắt liên tục, tốt nhất bạn hãy bôi thuốc mỡ mắt, thuốc nhỏ mắt,... hoặc đeo kính bảo hộ chuyên dụng vào ban đêm.. Nếu bệnh nặng hơn, chắc chắn bạn cần đi đến bệnh viện chuyên khoa để khám."

Nếu lỡ may bạn mắc phải hiện tượng ngủ mở mắt thì bạn nên cẩn thận và đi khám để ngăn chặn những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe.

Video: Cái chết của Trương Phi.

Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Quan Vũ hay Lữ Bố đây mới là người mạnh nhất thời Tam quốc

Nhắc tới thời kỳ Tam quốc, một trong những vấn đề được hậu thế tranh luận nhiều nhất chính là câu hỏi: Ai mới thực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN