Tam quốc diễn nghĩa: Kỳ nhân trẻ tuổi khiến Tào Tháo khiếp sợ, phải ngấm ngầm ra tay thích sát

Không phải Tôn Quyền hay Lưu Bị, Chu Bất Nghi mới là người khiến Tào Tháo ăn ngủ không yên phải nhẫn tâm ra tay thích sát, dù cho thiếu niên trẻ tuổi ấy là người được ông rất kỳ vọng và muốn gả con gái cho.

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. Là một trong những nhân vật nổi danh nhất thời Tam quốc, cuộc đời hào hùng của Tào Tháo cho tới ngày nay vẫn khiến hậu thế không khỏi ngưỡng mộ.

Clip điển tích "Ta thà phụ người trong thiên hạ"

Nhắc tới nhân vật Tào Tháo, nhiều người sẽ không tiếc lời khen ngợi, thậm chí ví ông như một bậc kiêu hùng vào cuối thời nhà Hán và suốt thời kỳ Tam quốc.

Thế nhưng giữa thời buổi hùng tài vô số lúc bấy giờ, người khét tiếng như Tào Tháo cũng không khỏi kiêng dè trước kỳ nhân trẻ tuổi này.

Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), Tào Tháo khi còn sống có hai người con mà ông tâm đắc nhất. Một người là Tào Phi, sau này trở thành Hoàng đế Tào Ngụy. Người còn lại là Tào Xung, tự Thương Thư, không may qua đời khi mới 12 tuổi. Cũng vì cái chết của Tào Xung mà Tào Tháo quyết tâm diệt trừ người bạn thân mà mình giới thiệu cho con trai, để tránh hậu họa về sau.

Tam quốc diễn nghĩa: Kỳ nhân trẻ tuổi khiến Tào Tháo khiếp sợ, phải ngấm ngầm ra tay thích sát - 1

Tạo hình Tào Tháo trên phim.

Kỳ nhân 17 tuổi

Sử sách Trung Quốc không ghi chép nhiều về Chu Bất Nghi, một phần vì ông cũng không có nhiều đóng góp cho đến khi bị sát hại năm 17 tuổi.

Chu Bất Nghi tự là Nguyên Trực, người Linh Lăng (thuộc Hồ Nam sau này), xuất thân là cháu của Biệt giá Lưu Tiên dưới trướng Lưu Biểu.

Sinh trưởng trong một gia đình danh giá, thiếu niên họ Chu từ sớm đã bộc lộ tài trí hơn người. Sau này, ông được người cậu Lưu Tiên gửi gắm cho danh sĩ Lưu Ba - bậc kỳ tài mà ngay tới Gia Cát Lượng còn phải thú nhận “tự thẹn không bằng”.

Tam quốc diễn nghĩa: Kỳ nhân trẻ tuổi khiến Tào Tháo khiếp sợ, phải ngấm ngầm ra tay thích sát - 2

Chu Bất Nghi

Nhờ tài năng cùng xuất thân của mình, danh tiếng của Chu Bất Nghi đã nhanh chóng tới tai vị quân chủ họ Tào.

Tương truyền rằng, Tào Tháo còn đánh giá thiếu niên họ Chu thông minh chẳng kém người con thần đồng của mình là Tào Xung.

Vì vậy, ông không ngại tạo điều kiện cho Chu Bất Nghi cùng Tào Xung trở thành bằng hữu. Mối quan hệ tốt giữa hai người càng khiến Tào Tháo quý mến Bất Nghi.

Câu chuyện "Tào Xung cân voi Đông Ngô" được ghi chép trong sử sách Trung Quốc, là minh chứng rõ nhất thể hiện trí tuệ bất phàm của con trai Tào Tháo. Khi đó, Tào Xung mới 6 tuổi.

Sau này, Tào Tháo tạo điều kiện để Chu Bất Nghi trở thành bằng hữu, người bạn thân của Tào Xung.

Người được Tào Tháo gửi gắm kỳ vọng

Các học giả Trung Quốc nhận định, Tào Tháo khi đó đã ngầm lựa chọn Tào Xung là người kế tục, nối tiếp sự nghiệp của mình và phụ giúp cho con trai không ai khác, chính là Chu Bất Nghi.

Khi Tào Tháo bế tắc trong việc tấn công Liễu Thành năm 206, Chu Bất Nghi (14 tuổi), hiến lên 10 kế, ngay lập tức giúp Tào Ngụy vượt trở ngại. Vị thế của Chu Bất Nghi từ đó ngày càng được củng cố.

Tuy nhiên, điều khiến Tào Tháo không hài lòng là việc Chu Bất Nghi từ chối lấy con gái mình. Sử sách chép rằng, Tào Tháo đã phải “mở to mắt” khi nghe tin Chu Bất Nghi từ chối mối hôn sự này.

Nhưng Tào Tháo cũng ngậm ngùi cho qua chuyện gì ông biết Chu Bất Nghi là người tài, cũng như mối quan hệ thân tình với con trai Tào Xung.

Tam quốc diễn nghĩa: Kỳ nhân trẻ tuổi khiến Tào Tháo khiếp sợ, phải ngấm ngầm ra tay thích sát - 3

Tào Tháo

Cuộc đời Chu Bất Nghi rẽ sang hướng khác khi Tào Xung lâm trọng bệnh, qua đời khi mới 12 tuổi vào năm 208. Các sử gia Trung Quốc cho đến nay vẫn tranh cãi về cái chết này. Tào Xung được cho là nạn nhân trong cuộc tranh đấu quyền lực giữa các con của Tào Tháo, mà cụ thể chính là người anh Tào Phi.

Cái chết của Tào Xung là điều khiến Tào Tháo hết sức đau lòng. Bởi ông đã ngầm chọn Thương Thư là người tiếp nối cơ nghiệp.

Tào Phi là người tích cực khuyên giải Tào Tháo nhất, nhưng không ngờ cha lại nói: “Đây là điều bất hạnh với ta, nhưng chẳng phải là may mắn cho con sao”. Tào Phi khi đó “cứng họng” mà không biết giải thích ra sao.

Các học giả Trung Quốc nhận định, Thương Thư không sớm qua đời thì Tào Phi sẽ không bao giờ có cơ hội lên ngôi hoàng đế. So sánh với Tào Xung, Tào Phi không phải là đối thủ tương xứng.

Sau này, Tào Phi xưng đế nhưng vẫn thường nói: “Nếu Thương Thư em trai ta còn sống, ta không thể nào ngồi lên ngai vàng quân chủ thiên hạ".

Trở thành “cái gai” trong mắt Tào Tháo

Chu Bất Nghi đang là thiên tài trong mắt Tào Tháo nhưng nhanh chóng trở thành “cái gai trong mắt” sau khi Tào Xung mất. Thần đồng 17 tuổi từng dám cãi lệnh Tào Tháo hiển nhiên không còn chốn dung thân.

Tam quốc diễn nghĩa: Kỳ nhân trẻ tuổi khiến Tào Tháo khiếp sợ, phải ngấm ngầm ra tay thích sát - 4

Nhờ Tào Xung sớm qua đời mà Tào Phi mới có cơ hội trở thành hoàng đế.

Chu Bất Nghi dù chưa lập nhiều công trạng nhưng có sử gia Trung Quốc còn so sánh thần đồng 17 tuổi với Tư Mã Ý. Đây cũng là mục tiêu cần phải diệt trừ của Tào Tháo nhưng nhờ có Tào Phi kiên quyết phản đối mà Tư Mã Ý bảo toàn được mạng sống.

Khi Tào Tháo quyết định lên kế hoạch trừ khử Chu Bất Nghi, Tào Phi biết tin vội ngăn cản phụ vương. Bấy giờ, ông chỉ nói: “Kẻ này vốn không phải người mà con có thể khống chế”.

Tào Phi lúc đó mới hiểu ra ý đồ của Ngụy vương. Ông cũng nhận thức được mối nguy hiểm tiềm tàng của một thiên tài nhưng không nghe lời như Chu Bất Nghi.

Năm 209, Tào Tháo phái thích khách ám sát Chu Bất Nghi, đánh dấu chấm hết cho nhân tài yểu mệnh thời Tam quốc.

Lý do Tào Tháo phải bí mật ra lệnh sát hại Chu Bất Nghi là bởi kỳ nhân 17 tuổi chưa hề làm quan mà danh tiếng vang dội, khiến Tào Tháo không có lý do để “đường đường chính chính” triệt hạ.

Ngẫm lại, ngay cả nhân tài “bất kham” như Tư Mã Ý vẫn được Tào Tháo lưu lại một con đường sống, nhưng Chu Bất Nghi lại chỉ có kết cục bị giết. Nếu bậc kỳ tài như vậy còn sống trên đời, Tào Tháo e rằng ngay cả ngủ cũng không yên.

Tam quốc diễn nghĩa: 2 lời tiên tri lạ lùng, chuẩn xác đến từng chữ của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng là bậc quân sư lỗi lạc, đại tài khiến đời đời thán phục. Đến nay, những lời tiên tri ông để lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Diễn viên Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 giờ ra sao? Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN