Nếu Kim Luân Pháp Vương luyện tới tầng cuối môn võ công này thì Dương Quá chưa chắc địch lại được

Muốn trở thành minh chủ võ lâm Trung Nguyên, nhưng bị khắc chế bởi Song kiếm hợp bích của Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Về sau, Kim Luân Pháp Vương đã luyện Long Tượng Bát Ngã Công với quyết tâm tìm Dương Quá và Tiểu Long Nữ để báo thù rửa hận.

Thay Thần điêu hiệp lữ là một tiểu thuyết võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Tác phẩm được đăng tải lần đầu tiên trên tờ Minh báo vào ngày 20 tháng 5 năm 1959 và liên tục trong ba năm.

Thần điêu đại hiệp là phần hai trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc. Bối cảnh của Thần điêu đại hiệp là vào cuối thời Nam Tống, khi quân Mông Cổ đã lớn mạnh, tiêu diệt hầu hết châu Á, châu Âu, đang trực tiếp uy hiếp an nguy của Nam Tống.

Tạo hình Kim Luân Pháp Vương trong phim Thần điêu đại hiệp 2006.

Tạo hình Kim Luân Pháp Vương trong phim Thần điêu đại hiệp 2006.

Trong truyện, Kim Luân Pháp Vương là Đệ nhất quốc sư Mông Cổ, và là nhân vật phản diện trung tâm. Lần đầu tiên Kim Luân Pháp Vương xuất hiện là tại Anh hùng đại yến. Tại đây lão cùng 2 đệ tử là Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba tỉ thí võ công với các cao thủ võ lâm Trung Nguyên nhằm trở thành đệ nhất minh chủ võ lâm. Hai bên quy định ai thắng hai trên ba trận sẽ làm minh chủ võ lâm. Trận thứ nhất, Hoắc Đô không đánh thắng được Chu Tử Liễu liền giở độc thủ bằng cách lén phóng ám khí, bên Kim Luân Pháp Vương thắng trận này.

Ngự Tuyết Ẩn ra đánh cùng Đạt Nhĩ Ba ở trận thứ hai. Lúc này Tiểu Long Nữ xuất hiện. Trước sự chứng kiến của anh hùng thiên hạ Dương Quá và Tiểu Long Nữ coi như ở chỗ không người, họ trò chuyện và kể cho nhau nghe những ngày tháng xa nhau. Trở lại với trận đấu của Ngự Tuyết Ẩn và Đạt Nhĩ Ba lúc này đang đến hồi gay cấn. Cả hai người đều thầm khen ngợi đối thủ của mình. Đột nhiên hai người dùng cây thiết tương và cây kim chử chém mạnh vào nhau, cây thiết tương của Điếm Thương Ngư Ẩn bị huyền trượng của Đạt Nhĩ Ba đánh gãy. Tuy mảnh vỡ chỉ chạm nhẹ vào ngón chân cái của nàng, nhưng Dương Quá nổi giận đùng đùng. Cả hai kẻ này đều không biết rằng Tiểu Long Nữ trong lòng Dương Quá luôn là tối thượng. Thật ra Dương Quá cũng yêu luôn Tiểu Long Nữ sau một thời gian xa nhau. Và Dương Quá tham chiến.

Dương Quá (Huỳnh Hiểu Minh) và Tiểu Long Nữ (Lưu Diệc Phi).

Dương Quá (Huỳnh Hiểu Minh) và Tiểu Long Nữ (Lưu Diệc Phi).

Chàng đánh bại Hoắc Đô, sau đó tiếp tục giao chiến và đùa cợt với Đạt Nhĩ Ba. Đạt Nhĩ Ba tính tình thật thà, thấy Dương Quá võ công tài giỏi lại biết nói tiếng Mông Cổ (kì thực chỉ là nhại lại) thì lầm tưởng là đại sư huynh đã mất của hắn nên không dám đấu hết sức, khiến Kim Luân Pháp Vương vô cùng tức giận. Hai người giằng co hồi lâu, cuối cùng Dương Quá dùng "Di hồn đại pháp", một tuyệt kĩ trong Cửu Âm chân kinh, đánh thắng được Đạt Nhĩ Ba.

Kim Luân Pháp Vương rất tức giận, nhảy vào tham chiến với sư phụ của Dương Quá là Tiểu Long Nữ. Tiểu Long Nữ đánh không lại (lúc này võ công lão hay sử dụng là võ công sử dụng Ngũ Luân), môn võ công rất lợi hại nhưng nó lại bị khắc chế bởi Song kiếm hợp bích của Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Từ đó lão rất úy kị và căm ghét 2 người này.

Khi Kim Luân Pháp Vương cùng bọn Tiêu Tương Tử, Doãn Khắc Tây, Mã Quang Tá tấn công vào cung Trùng Dương của phái Toàn Chân, lúc này Tiểu Long Nữ biết được mình bị tên đạo sĩ Doãn Chí Bình làm nhục thì đã theo lên Toàn Chân Giáo để trả thù. Tiểu Long Nữ đã đánh nhau với đạo sĩ Toàn Chân Giáo và Kim Luân Pháp Vương bị thương nặng, đúng lúc Dương Quá vừa lên đến nơi (lúc này đã cụt tay và luyện được võ công thượng thừa) dùng Huyền thiết kiếm chém xuống đầu khi đã bị thương, may nhờ đệ tử trung thành là Đạt Nhĩ Ba xả thân đỡ kiếm và cầu xin Dương Quá tha mạng. Còn Hoắc Đô nham hiểm đã bỏ mặc sư huynh và sư phụ bỏ chạy. Dương Quá mải lo cho Tiểu Long Nữ đang bị thương nên tha mạng cho 2 thầy trò lão, đuổi về Tây Tạng.

Dương Quá (Cổ Thiên Lạc) và Tiểu Long Nữ (Lý Nhược Đồng).

Dương Quá (Cổ Thiên Lạc) và Tiểu Long Nữ (Lý Nhược Đồng).

16 năm sau, Kim Luân Pháp Vương trở lại Trung Nguyên. Lúc này lão đã luyện thành Long Tượng Bát Nhã Công, nên quyết tìm Dương Quá và Tiểu Long Nữ để báo thù rửa hận. Lúc này lão gặp con gái thứ hai của Quách Tĩnh và Hoàng Dung là Quách Tương. Thấy Quách Tương xinh đẹp, trong sáng, thông minh, lanh lợi, lão nảy sinh ý định nhận nàng làm đệ tử nhưng Quách Tương tìm mọi cách từ chối. Khi lão dẫn Quách Tương đến Tuyệt Tình Cốc tìm Dương Quá, lão bị 3 đại cao thủ võ lâm là Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng Đại Sư và Chu Bá Thông vây đánh và điểm huyệt lão. Lão lừa Quách Tương giải huyệt cho lão rồi bắt nàng làm con tin và đem trói trên đài cao trước thành Tương Dương nhằm uy hiếp Quách Tĩnh và Hoàng Dung.

Cao thủ võ lâm trong thành xông ra tử chiến cùng quân Mông Cổ giúp Quách Tĩnh và Hoàng Dung cứu con gái. Đang giao chiến ác liệt thì Dương Quá và Tiểu Long Nữ xuất hiện. Dương Quá giao đấu cùng Kim Luân Pháp Vương. Kim Luân Pháp Vương chiếm thượng phong do Dương Quá vì vui mừng khi gặp lại Tiểu Long Nữ nên bộ chưởng pháp Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng không dùng được nữa (bộ chưởng này chỉ khi lòng đầy buồn bã mới phát huy hết sức mạnh). Lúc sinh tử, Dương Quá đau buồn vì sắp phải xa lìa Tiểu Long Nữ nên xuất thần tung ra một tuyệt chiêu trong Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng làm Kim Luân Pháp Vương ngã xuống khỏi đài cao, cuối cùng lão chết trong đám cháy.

Cảnh trong phim Thần điêu đại hiệp 2006.

Cảnh trong phim Thần điêu đại hiệp 2006.

Tuy nhiên, khi giao đấu với Dương Quá, Kim Luân Pháp Vương mới chỉ luyện tới tầng thứ 10 trong Long Tượng Bát Nhã Công, nếu khi đó Kim Luân Pháp Vương mà đã luyện tới tầng cuối cùng e rằng không chỉ Dương Quá mà các đại cao thủ của Trung Nguyên cũng không phải đối thủ.

Môn công phu bí truyền của phái Mật Tông ở Tây Tạng

Long Tượng Bát Nhã Công (hay Long Tượng Bàn Nhược Công) là môn công phu bí truyền của phái Mật Tông ở Tây Tạng. Nghe nói mỗi đòn Long Tượng Bát Nhã Công đánh ra bằng đại lực của mười con voi, mười con rồng. Môn võ công này tuy có thiên hướng phật môn nhưng lại có nhược điểm luyện tầng càng cao, sát ý càng mạnh, càng khó nắm bắt được tâm tính của bản thân. Nếu không thể khống chế được bản thân, thần công sẽ trở thành tà công.

Long Tượng Bát Nhã Công gồm có 13 tầng. Tầng thứ nhất dễ hơn cả, dù là người ngu dốt, chỉ cần một, hai năm cũng luyện thành. Tầng thứ hai khó gấp đôi tầng thứ nhất, tốn ba, bốn năm luyện tập. Tầng thứ ba khó gấp đôi tầng thứ hai, tốn bảy, tám năm. Cứ thế càng về sau càng khó hơn, thường thường tốn ba chục năm khổ luyện. Mười ba tầng Long Tượng Bát Nhã Công chưa có ai luyện được đến tầng thứ mười. Môn công phu này tuần tự tiệm tiến, về lý vốn ai cũng có thể luyện xong. Nếu có người thọ vài trăm tuổi, thể nào cuối cùng cũng luyện thành. Có điều là tuổi thọ của người ta hữu hạn, các vị cao tăng trong Mật Tông đến lúc sắp chết luyện được đến tầng thứ bảy, thứ tám thường nôn nóng, sa vào tình cảnh dục tốc bất đạt rất nguy hiểm. Thời Bắc Tống, ở Tây Tạng từng có một vị cao tăng luyện được đến tầng thứ chín, tiếp tục dũng mãnh tinh tiến, nhưng luyện đến tầng thứ mười thì tâm ma đột khởi, không chế ngự được, cuối cùng nhảy múa như điên bảy ngày bảy đêm, tự đứt kinh mạch mà chết.

Kim Luân Pháp Vương là một bậc kỳ tài hiếm thấy.

Kim Luân Pháp Vương là một bậc kỳ tài hiếm thấy.

Chỉ duy nhất Kim Luân Pháp Vương là có thành tựu cao nhất. Kim Luân Pháp Vương đúng là một bậc kỳ tài hiếm thấy nhiều đời trong phái Mật Tông. Lão khổ luyện, tiến cảnh cực nhanh, cuối cùng vượt qua được tầng thứ 9 cam go, đạt đến tầng thứ 10, võ công đã sánh ngang với Ngũ Tuyệt Trung Nguyên, tự cổ kim chưa từng có, tuy không thể bảo sau không ai bằng, nhưng đúng là trước chưa có ai. Nhưng đáng tiếc Kim Luân Pháp Vương chết mà chưa hoàn thành tâm nguyện là tìm truyền nhân cho bộ Long Tượng Ban Nhược Công.

Video: Kim Luân Pháp Vương đấu các cao thủ Trung Nguyên.

Thêm chứng cứ chồng sao nữ “Thần Điêu Đại Hiệp” cưỡng hiếp tập thể

Nhiều tình tiết mới được hé lộ trước phiên tòa lần 3 xét xử cáo buộc cưỡng hiếp tập thể của Cao Vân Tường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN