Kiếm hiệp Kim Dung: Top 5 thần binh ít người biết đến sở hữu uy lực vô cùng mạnh, số 1 ai cũng bất ngờ

Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung, bên cạnh võ công thượng thừa, những món thần khí cũng làm nên hình tượng của những anh hùng xưng bá võ lâm.

Cố nhà văn Kim Dung đã tạo ra một thế giới võ hiệp với rất nhiều anh hùng võ công cái thế, những bí kíp võ học vang danh bốn bể cùng với đó là những món thần khí uy chấn võ lâm. Trong số này, những món vũ khí nổi tiếng nhất có thể kể đến Huyền Thiết Trọng kiếm, Kim Xà kiếm, Ỷ Thiên kiếm hay Đồ Long đao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thế giới võ hiệp Kim Dung vẫn còn những thần binh sở hữu uy lực to lớn, đại diện cho uy quyền và triết lý võ thuật tuyệt đỉnh.

5. Đả Cẩu Bổng

Đả Cẩu Bổng là tín vật được truyền lại của các đời bang chủ Cái Bang.

Đả Cẩu Bổng là tín vật được truyền lại của các đời bang chủ Cái Bang.

Cây gậy của bang chúng là gậy bằng tre trúc tầm thường nhưng Đả Cẩu Bổng của các bang chủ thì lại khác, không biết làm bằng chất liệu gì mà có màu xanh biêng biếc và lóng lánh của thân cây trúc. Đả Cẩu Bổng là tín vật được truyền lại của các đời bang chủ Cái Bang, gắn liền với tên tuổi của Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Kiều Phong và Sử Hồng Ngọc. Đả Cẩu Bổng tượng trưng cho uy quyền của Cái Bang - thấy Đả Cẩu Bổng như thấy bang chủ.

4. Quân Tử kiếm và Thục Nữ kiếm

Xuất hiện lần đầu tại tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, khi mà Dương Quá cũng như Tiểu Long Nữ đang mắc kẹt ở Tuyệt Tình Cốc. Quân Tử kiếm và Thục Nữ kiếm được cất giữ cẩn thận trong mật thất của Công Tôn Chỉ, và may mắn nhờ vào dấu vết phóng hỏa của Chu Bá Thông mà cặp đôi mới tìm được cặp kiếm báu. Còn nhớ khi rút khỏi vỏ, hai thanh kiếm toát ra hàn khí mãnh liệt, khiến Dương Quá ngay lập tức liên tưởng tới chiếc giường hàn ngọc tại Cổ Mộ năm nào. Lưỡi kiếm không sắc, mũi kiếm không nhọn, nhưng lại có từ tính rất mạnh, chỉ cần để gần thì chúng sẽ tự được hút về phía nhau. Cặp kiếm trông không có gì đặc biệt, nhưng khi Dương Quá và Tiểu Long Nữ đấu với Công Tôn Chỉ mới phát hiện ra uy lực của chúng.

Quân Tử kiếm và Thục Nữ kiếm. (Ảnh minh họa)

Quân Tử kiếm và Thục Nữ kiếm. (Ảnh minh họa)

Dù có ít đất diễn hơn Huyền Thiết Trọng Kiếm, thế nhưng Quân Tử kiếm và Thục Nữ kiếm vẫn luôn được coi là hai thanh thần binh mà Công Tôn Chỉ hết lòng cất giữ. Tiếc rằng hắn không có đôi có cặp để dùng mà thôi.

3. Uyên Ương Đao

Uyên Đao và Ương Đao tuy nghe vẫn còn khá xa lạ, nhưng chúng lại là cặp thần binh lần đầu tiên xuất hiện trong tiểu thuyết cùng tên của cố nhà văn Kim Dung.

Tương truyền, hai thanh đao này có hình dáng khá trái ngược, thanh dài thanh ngắn. Nhưng điểm đáng nói nhất là bên trong chúng ẩn chứa đại bí mật của võ lâm, và ai là chủ nhân của nó sẽ trở nên vô địch thiên hạ. Uyên Ương Đao có thể dễ dàng chém đứt những thứ cứng rắn như xích sắt, nhưng đấy vẫn chưa phải là điểm đặc biệt trong sức mạnh của nó.

Điểm bí mật của Uyên Ương Đao chính là dùng để kích hoạt tối đa tuyệt kỹ Phu Thê Đao Pháp vô địch thiên hạ. Thế nên, đây mới là cặp đao phù hợp cho những đôi nam nữ, và cũng vì thế mà mới mang cái tên Uyên Ương đầy lãng mạn. Nhưng nên nhớ rằng, nếu như tình cảm của đôi nam nữ sứt mẻ, không tâm đầu ý hợp thì sức mạnh của Uyên Ương Đao cũng không được như ý đâu.

4. Lãnh Nguyệt Bảo Đao

Trong hai tác phẩm Phi hồ ngoại truyện và Tuyết sơn phi hồ, có rất nhiều thanh thần binh lợi khí nổi tiếng, nhưng đáng đề cập nhất trong bài viết này thì phải nhắc tới Lãnh Nguyệt Bảo Đao của Hồ Phỉ - cũng là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết.

Hồ Phỉ và thanh Lãnh Nguyệt Bảo Đao trong Tuyết sơn phi hồ.

Hồ Phỉ và thanh Lãnh Nguyệt Bảo Đao trong Tuyết sơn phi hồ.

Tương truyền, Lãnh Nguyệt Bảo Đao là thứ vũ khí được Nam Nhân Thông nhặt được trong một lần truy quét cướp biển. Ban đầu, ông cũng không nghĩ là bản thân lại đang sở hữu một vật phẩm quý giá như vậy. Trong truyện, Kim Dung mô tả Lãnh Nguyệt Bảo Đao có sống dày, lưỡi mỏng, vừa tuốt vỏ ra đã thấy ánh quang lấp lánh, hàn khí và sát khí tỏa ra tràn ngập xung quanh. Và với tuyệt thế hảo đao như vậy, Hồ Phỉ chỉ với vài chiêu thức là đã quy phục được tên gian tặc Điền Quy Nông.

1. Mộc kiếm

Trong Thần điêu đại hiệp có một chi tiết nhắc đến Dương Quá tìm thấy 4 thanh kiếm trong hang động của Độc Cô Cầu Bại gồm: Cương kiếm, Tử Vi Nhuyễn kiếm, Huyền Thiết Trọng kiếm và tại vị trí thứ tư, Dương Quá chỉ tìm thấy một thanh kiếm gỗ (có bản dịch là một cành liễu trúc), chôn dưới đá lâu năm, thân và cán kiếm đều đã bị mục, đọc dưới mặt đá có khắc dòng chữ:

“Sau bốn mươi tuổi, không mang binh khí,

Thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm.

Cứ thế tinh tu, đạt tới cảnh giới vô kiếm thắng hữu kiếm”.

Đây chính là hai triết lý cuối cùng về kiếm thuật:

Triết lý về mộc kiếm: Thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm.

Triết lý về vô kiếm: Vô kiếm thắng hữu kiếm (không dùng kiếm cũng thắng người dùng kiếm).

Dương Quá dùng thanh Huyền Thiết Trọng kiếm để luyện nội công.

Dương Quá dùng thanh Huyền Thiết Trọng kiếm để luyện nội công.

Lúc này, Dương Quá mới ngẩn người nghĩ “Thần kỹ của tiền bối, khiến người ta khó bề tưởng tượng”. Thanh kiếm thứ tư chính là đại diện cho cảnh giới cao nhất của kiếm thuật.

Dương Quá tỏ ra kinh ngạc và phải thốt lên rằng: “Lão nhân Độc Cô quả thực là một bậc kỳ tài kiếm học chốn võ lâm, nếu giờ vẫn còn thọ thì lục đại môn phái cũng sớm phải tới quỳ gối bái sư!”.

Sau này Dương Quá đã ngộ ra được chân lý này, và dùng thanh Huyền Thiết Trọng kiếm nặng nề để luyện nội công dưới thác nước dưới sự trợ giúp của thần điêu, qua đó trở thành một đại cao thủ dù một tay đã bị cụt.

Kiếm hiệp Kim Dung: Những binh khí uy chấn võ lâm khiến bao người thèm khát

Võ thuật là một trong những nội dung chính trong các tác phẩm của cố nhà văn Kim Dung. Tuy nhiên gắn liền với tên tuổi các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN