"Kỹ xảo 5 xu" biến đồ ăn giả, ôi thiu thành đặc sản trong phim

Sự kiện: Phim Trung Quốc

Người xem bị lừa về thị giác khi chứng kiến các món ăn từ sơn hào hải vị cho đến chiếc bánh bao đều rất chân thực, hấp dẫn bởi kỹ xảo trong phim Trung Quốc.

Nhiều bộ phim của điện ảnh Hoa ngữ luôn xuất hiện cảnh ăn uống của các nhân vật. Trong đó các món ăn từ bình dị như bánh bao, màn thầu cho đến yến tiệc hoàng cung bày la liệt đủ thứ sơn hào hải vị đều khiến khán giả hoa mắt.

Thế nhưng không ít người xem quan tâm liệu các món ăn đó là thật hay giả? Chúng ta cùng khám phá kỹ xảo chế tác ẩm thực của giới làm phim Hoa ngữ trong bài viết dưới đây.

Dù đoàn phim lớn hay nhỏ, vấn đề kinh phí luôn được đặt lên hàng đầu, do đó phần lớn cảnh ăn uống người xem thấy trên màn ảnh đều là… đồ nhái.

"Kỹ xảo 5 xu" biến đồ ăn giả, ôi thiu thành đặc sản trong phim - 1

Cảnh phim Triệu Lệ Dĩnh ăn bánh bao giả từng bị cư dân mạng chê cười

Ví dụ hình ảnh chiếc bánh bao trong phim Hoa thiên cốt mới đây thực chất là kỹ xảo 5 xu vì được ghép vào đầu đũa của cô nàng Tiểu Cốt (Triệu Lệ Dĩnh). Ấy vậy nhưng tài diễn xuất của cô nàng thực sự khiến khán giả thán phục.

Nôn ọe vì đồ ăn thiu

Cho dù hiếm hoi có đoàn phim sử dụng đồ ăn thật đi chăng nữa thì diễn viên cũng không được ăn một cách dễ dàng và ngon lành.

"Kỹ xảo 5 xu" biến đồ ăn giả, ôi thiu thành đặc sản trong phim - 2

Cảnh yến tiệc trong phim

Theo Toutiao tiết lộ nguồn tin rò rỉ từ nhiều diễn viên thừa nhận, thức ăn sử dụng làm đạo cụ cho các đoàn phim thường bị ôi thiu nhưng họ vẫn phải cắn răng nuốt dù thực tế muốn buồn nôn. Do đó sau khi quay xong các diễn viên thường mau chóng chạy vào nhà vệ sinh để nôn ra cho bằng sạch.

Theo anh Tôn, chuyên gia “đạo cụ sống” của một đoàn phim nói với Sohu: “Đạo cụ đều được chuẩn bị trước, khi quay sẽ được đưa vào theo từng phân cảnh và không bị rối. Ví dụ cảnh hôm nay diễn viên được ăn trứng gà muối, thịt lợn, cá sống thì tôi phải chuẩn bị từ trước để mang đến phim trường”.

Do vậy vấn đề nảy sinh là cá tươi mùa từ sáng sớm đến chiều tối mới quay chắc chắn sẽ biến chất. Trong khi đó diễn viên không thể không ăn.

"Kỹ xảo 5 xu" biến đồ ăn giả, ôi thiu thành đặc sản trong phim - 3

Lưu Đức Hoa ăn chân gà ôi thiu

Lưu Đức Hoa từng gặp phải trường hợp này khi quay cảnh ăn chân gà thiu và nôn ọe ngay sau đó trong bộ phim Thám tử mù. Được biết chân gà được mua từ 10h sáng ngày hôm đó và phải đến 5h chiều mới quay và nhanh chóng bị ôi.

“Tôi nhìn đạo diễn đầy oán hận nhưng ông vẫn yêu cầu tôi ăn nên tôi buộc phải ăn và còn giả vờ ra vẻ ăn rất sung sướng. Đen là ở chỗ cảnh quay đó phải thực hiện 3 giờ đồng hồ mới hoàn thành, đến nỗi giờ tôi thấy chân gà là phát ọe”, Lưu Đức Hoa nhớ lại cho biết.

Sử dụng đồ ăn giả bằng chất dẻo

"Kỹ xảo 5 xu" biến đồ ăn giả, ôi thiu thành đặc sản trong phim - 4

Phần lớn đồ ăn đều là giả

Lại có không ít đoàn phim sử dụng đồ ăn giả khiến nhiều người liên tưởng đến những gói mì ăn liền bắt mắt cùng dòng chữ: Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.

Tất nhiên có thể thông cảm bởi trong nhiều bộ phim cổ trang thường xuất hiện những buổi yến tiệc với la liệt các món sơn hào hải vị. Nếu sử dụng kỹ xảo chắc chắn sẽ khiến hình ảnh kém chân thực và tự nhiên. Do vậy thức ăn giả hoặc đồ ăn thật nhưng bị ôi thiu là điều không thể tránh khỏi.

 Ví dụ trong phim Chân Hoàn truyền kỳ không chỉ nổi tiếng với những màn đấu đá hậu cung mà còn ở những bữa yến tiệc cung đình sa hoa, bắt mắt. “Thực tế thịt gà, vịt, cá, bò đều là giả hết”, diễn viên Đào Hân thủ vai An Lăng Dung trong phim tiết lộ.

Các món chủ lực phần lớn là đạo cụ mà thôi”, một chuyên gia từ công ty đạo cụ phim chia sẻ với Yule. Nguyên nhân cũng bởi thời gian quay phim mất rất nhiều thời gian nên nếu sử dụng đồ ăn thật sẽ nhanh bị ôi thiu, màu sắc thức ăn cũng đổi khác. Do đó những đạo cụ đồ ăn thức uống đều được gia công vô cùng giống thật.

Đào Hân còn tiết lộ thêm, đạo cụ thức ăn nhiều khi khiến đoàn phim dở khóc dở cười: “Có cảnh tôi phải gắp món cho hoàng thượng nhưng vì chuyên gia đạo cụ không nói rõ, con tôm giống y như thật nên Trần Kiện Bân cho ngay vào miệng nhai rồi đột nhiên… khựng lại. Anh ấy bảo tí thì gẫy hết răng, may mà con tôm làm bằng nhựa”.

Trường hợp Đào Hân và Trần Kiện Bân gặp phải là điều dễ hiểu bởi thức ăn nhiều khi được đoàn phim sử dụng lẫn lộn giữa thật và giả: “Nửa nọ nửa, nếu là một bàn tiệc lớn thì chắc chắn đều là giả hết đấy”.

Theo một nhân viên truyền thông tại phim trường Hoành Điếm là ông Châu tiết lộ với tờ Sohu khẳng định, phần lớn cảnh yến tiệc trong các bộ phim Hoa ngữ đều chỉ quay cảnh bàn ăn và diễn viên không được phép đụng đũa bát bởi những cảnh quay này thức ăn trên bàn đều là đạo cụ.

“Những cá, thịt ngon mắt đều làm từ chất dẻo hết. Ban đầu tạo hình xong sơn màu lên. Ví dụ cà chua nhuộm màu đỏ, gà quay nhuộm màu vàng đất và nhìn vô cùng giống thật”, ông Châu nói.

Cười ra nước mắt với đạo cụ thần thánh trong những phim triệu view

Những bộ phim truyền hình hot nhất của Trung Quốc đều xuất hiện đạo cụ khá hài hước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Du (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN