Độc dược trong phim cổ trang Trung Quốc có ngoài đời thực hay không?

Sự kiện: Phim Trung Quốc

Những loại độc dược trong phim cổ trang Trung Quốc có thật và vẫn tồn tại trong cuộc sống hiện nay chứ không chỉ là tên gọi do tác giả tạo ra.

Các bộ phim cổ trang Trung Quốc thường có các phân cảnh gay cấn khi điều trị, đối phó với sự lây lan độc dược trong cơ thể của các nhân vật. Đoạn trường thảo, Hạc đỉnh hồng,… không chỉ là loại độc dược xuất hiện nhiều trên phim ảnh mà còn tồn tại ngoài đời thực.

Hạc đỉnh hồng

Hạc đỉnh hồng có thể được coi là chất cực độc thường dùng cho giới quý tộc, vua chúa. Thời xưa, khi các phi tần tự tử hay bị bức chết thường dùng loại chất độc này. Hàm Hương trong "Hoàn Châu cách cách" cũng đã từng bị thái hậu ép chết bằng Hạc đỉnh hồng.

Hạc đỉnh hồng có thể được coi là chất cực độc thường dùng cho giới quý tộc, vua chúa.

Hạc đỉnh hồng có thể được coi là chất cực độc thường dùng cho giới quý tộc, vua chúa.

Hạc đỉnh hồng thật ra là tên gọi của loài chim hạc có phần đỉnh đầu màu hồng đỏ. Ban đầu, nhiều người lầm tưởng loại độc được này có liên quan đến chim hạc. Tuy nhiên, các bộ phận của loài chim này có nhiều chất bổ dưỡng. Theo Sina, Hạc đỉnh hồng là Hồng tín thạch (Thạch tín), khoáng vật tự nhiên của Asen (III) Oxit hay còn có tên gọi là hùng hoàng đỏ As4S4. Có thể vì màu sắc giống phần đầu của chim hạc nên được gọi là Hạc đỉnh hồng.

Trong tập cuối của "Hậu cung Như Ý truyện", Càn Long sai người mang bát canh có chứa loại chất độc này đến phòng của Lệnh phi Vệ Yến Uyển (Lý Thuần). Sau khi uống canh, Lệnh Phi ngã xuống giường, vật vã suốt mấy canh giờ rồi nhắm mắt. Kết thúc một cuộc đời đầy rẫy hận thù, Vệ Yến Uyển ra đi trong sự cô quạnh, tịch mịch. Trước đó, đoàn phim cũng hé lộ cảnh Vệ Yến Uyển bò dưới chân Càn Long. Thời điểm này, Càn Long mắng ả ta rằng: "Ngươi là độc phụ, dám cả gan mưu hại hoàng tự".

Video Cảnh Lệnh phi Vệ Yến Uyển (Lý Thuần) uống bát canh chứa Hạc đỉnh hồng trong "Hậu cung Như Ý truyện".

Cảnh uống thuốc độc khiến Lý Thuần liên tục gào khóc dẫn đến kiệt sức. Nữ diễn viên phải thở oxy trong lúc nghỉ giải lao. Cái kết của Lệnh ý hoàng quý phi có phần bi thảm so với nguyên tác tiểu thuyết. Lý Thuần diễn tốt vai diễn Vệ Yến Uyển đến mức khiến nhiều khán giả phẫn nộ. Trang Weibo cá nhân của cô bị không ít người tấn công. Bên cạnh đó, nhiều khán giả dành lời khen cho cô bởi diễn xuất tài tình, khiến nhân vật trở thành kẻ bị căm ghét. Nhận xét về vai diễn của mình, nữ diễn viên chia sẻ: "Những chuyện mà Vệ Yến Uyển làm đúng là trái ngược hoàn toàn với con người tôi. Sau này tôi không dám đóng vai phản diện nữa".

Lý Thuần đã thể hiện màn diễn xuất đỉnh cao ở phân cảnh bị trúng độc Hạc đỉnh hồng.

Lý Thuần đã thể hiện màn diễn xuất đỉnh cao ở phân cảnh bị trúng độc Hạc đỉnh hồng.

Xạ hương

Xạ hương là một chất thơm được tiết ra từ tuyến nội tiết của một số con đực để thu hút con cái như hươu xạ, cầy hương, cầy giông… Một số loại thực vật của có chất xạ hương như cỏ xạ hương. Tuy nhiên, chỉ có xạ hương chiết xuất từ loài hươu xạ mới có giá trị về dược liệu và thương mại. Trên thực tế, xạ hương là một loại thuốc rất quý dùng cải thiện tuần hoàn não, kháng khuẩn, kháng viêm…. Tuy nhiên, nó có tác dụng kích thích tử cung, nhất là đối với các tử cung có thai, làm tống xuất nhau còn sót hay thai chết lưu.

Các phi tần dùng mọi thủ đoạn để hãm hại những phi tần mang thai khác trong dàn hậu cung.

Các phi tần dùng mọi thủ đoạn để hãm hại những phi tần mang thai khác trong dàn hậu cung.

Trong các bộ phim cung đấu, khi một phi tần mang thai thì ngay lập tức những người khác trong dàn hậu cung sẽ tìm mọi cách để hãm hại. Một trong những cách gây sảy thai phổ biến nhất là dùng xạ hương. Lợi dụng điểm này mà các phi tần xưa thường cho những người mang thai các vật dụng như túi thơm, phấn thơm… chứa một lượng xạ hương vừa phải không làm co thắt tử cung tức thời mà khi ngửi về lâu về dài sẽ gây sảy thai.

"Hậu cung Chân Hoàn truyện" (tên gọi khác: Chân Hoàn truyện) là bộ phim về thâm cung tranh đấu giữa các vị phi tần thời vua Ung Chính. Bộ phim bắt đầu với nhân vật Chân Hoàn (Tôn Lệ) vừa vào cung, tính tình ngây thơ, tuy có khả năng đọc vị các phi tần trong cung nhưng cô cũng không thể thoát khỏi vài thất bại do sự sắp đặt của kẻ thù.

An Lăng Dung đã tặng Chân Hoàn lọ kem trị sẹo chứa xạ hương khiến cô bị sảy thai.

An Lăng Dung đã tặng Chân Hoàn lọ kem trị sẹo chứa xạ hương khiến cô bị sảy thai.

Ở tập 25, sau biến cố của Phú Sát quý nhân thì Chân Hoàn được chẩn đoán có thai. Khi Ung Chính và Hoàng hậu rời Tử Cấm Thành, Chân Hoàn bị Hoa quý phi mời đến hầu chuyện ở Dực Khôn cung, bị phạt quỳ hơn nửa canh giờ và sảy thai. Hoa Quý phi vì chuyện này mà bị Ung Chính trách phạt và tước đi địa vị quý phi kèm phong hiệu hoa. Thực tế là do lượng xạ hương trong kem thoa của An Lăng Dung mà sảy thai. Nguyên do trong sự cố Phú Sát quý nhân, Chân Hoàn bị thương ở cổ và để lại sẹo, An Lăng Dung theo sự sai khiến của hoàng hậu mà chế ra keo trị sẹo này, cho vào lượng lớn xạ hương.

Đoạn trường thảo

Trong tác phẩm "Thần điêu đại hiệp", có một loại thực vật tên là đoạn trường thảo mọc ở Đoạn Trường nhai, cách gốc hoa tình bảy bước. Hoa tình là loại hoa đẹp nhưng có chất độc kinh hồn. Nếu bị gai châm, ai giữ vững tinh thần, không nghĩ đến tình yêu thì sẽ thoát nạn. Thế nhưng, nếu người nặng tình hoặc để dục vọng nổi lên thì chất độc trong gai sẽ phát tán, làm cho toàn thân nhức nhối. Trên đời chỉ có "Tuyệt tình đơn" là giải được chất độc của Tình hoa nhưng cách bào chế nó không hề dễ.

Cảnh sắc tuyệt đẹp của Tuyệt tình cốc trong "Thần điêu đại hiệp" 2014.

Cảnh sắc tuyệt đẹp của Tuyệt tình cốc trong "Thần điêu đại hiệp" 2014.

Cả Tiểu Long Nữ và Dương Quá đều đã trúng phải độc hoa tình và không còn sống được bao lâu bởi viên tuyệt tình đơn cuối cùng đã bị Công Tôn Chỉ và Lý Mạc Sầu cướp đi. May thay, Thiên Trúc thần tăng đã tìm ra một loại cỏ cực độc khắc chế được độc hoa tình. Loài cỏ đó mọc xung quanh bụi hoa tình có tên là Đoạn Trường Thảo nhưng nó cũng chỉ còn lại một nhúm duy nhất đủ để chữa trị cho một người sau khi bị cháy hết trong trận chiến với Lý Mạc Sầu.

Tiểu Long Nữ mong Dương Quá được sống, từ nơi Đoạn Trường Nhai đã nhảy xuống dưới đáy Tuyệt Tình Cốc, để lại cỏ đoạn trường để cứu tình lang. Nàng để lại dòng chữ, hẹn mười sáu năm sau sẽ gặp lại. Nàng mong sao nỗi tương tư sẽ dần nguôi ngoai theo ngày tháng không làm tổn thương Quá nhi của nàng như bây giờ nữa.

Video: Cảnh Tiểu Long Nữ nhảy xuống dưới đáy Tuyệt Tình Cốc, để lại cỏ đoạn trường để cứu tính mạng Dương Quá.

Cỏ đoạn trường được nhắc đến thực chất là cây lá ngón ở Việt Nam. Nó còn có nhiều tên gọi khác như hồ mạn trường, đại trà đằng, hoàng đằng… Người xưa cho rằng ăn loại lá này sẽ bị đứt ruột mà chết, có lẽ vì thế nó có tên là đoạn trường thảo.

Về đặc điểm, đây là một loại dây mọc leo, thường phân bố ở vùng rừng núi của Việt Nam , Lào, Malaysia… và một số tỉnh của Trung Quốc. Ở các vùng rừng núi của Hà Giang, Lạng Sơn, người ta thường để các biển cảnh báo nguy hiểm với lá ngón.

Đoạn trường thảo ngoài đời thực là cây lá ngón ở Việt Nam.

Đoạn trường thảo ngoài đời thực là cây lá ngón ở Việt Nam.

Lá ngón mọc đối xứng, thuôn dài, hơi giống hình mũi mác, đầu nhọn, bóng nhẵn, hoa vàng mọc thành chùm, tràng hoa hình phễu. Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Một người có thể mất mạng khi chỉ lỡ ăn nhầm 3 lá ngón.

Nguồn: [Link nguồn]

3 ”ác nữ” xinh đẹp nhất phim Kim Dung nhưng suýt hoá điên vì chữ ”tình”

Nhà văn Kim Dung vốn ưu ái những nhân vật nữ của mình nhưng đôi khi ông lại biến họ trở thành người ác chỉ vì lòng hận thù.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, On) ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN